Ngày 17-12, ông Nguyễn Tá Tỉnh, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT - BHXH Việt Nam, cho biết theo quy định mới về thanh toán BHYT, trường hợp đang điều trị nội trú nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng vẫn được thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện.

Thẻ BHYT: Thay đổi quan trọng từ 2019 triệu người cần biết

Giá trị sử dụng của thẻ BHYT được tính từ khi nào?

Thời gian được hưởng tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ khi thẻ hết hạn sử dụng. Trong thời gian người bệnh chờ thẻ mới đang điều trị tại cơ sở KCB, cơ quan BHXH sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện việc cấp hoặc gia hạn thẻ cho họ.

{keywords}
Người dân khám bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Theo ông Tỉnh, cũng từ tháng 12-2018, người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến, sau đó được nơi tiếp nhận chuyển đến cơ sở KCB khác thì quỹ BHYT thanh toán chi phí như đi KCB trái tuyến, trừ các trường hợp cấp cứu, đang điều trị nội trú bị phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở KCB hoặc tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở KCB.

(Theo NLĐ)

Từ năm 2019 không in mới, không đổi thẻ BHYT

Từ năm 2019 không in mới, không đổi thẻ BHYT

BHXH Việt Nam cho biết với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thẻ BHYT, từ năm 2019 hệ thống sẽ tiếp tục cập nhật dữ liệu người tham gia, không cần đổi thẻ sau mỗi năm như trước đây.

Hướng dẫn mới về thời hạn của thẻ BHYT

Hướng dẫn mới về thời hạn của thẻ BHYT

Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, thẻ BHYT có giá trị từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp.