Dù đã chuẩn bị tâm lý thủ tục vay sẽ đơn giản, tôi vẫn ngạc nhiên khi việc vay tiền ai đó lại dễ dàng đến như vậy, thậm chí còn đơn giản hơn khi vay “tín dụng đen”.
Cho vay lãi 700%/năm rồi dùng robot đòi nợ
Vay nóng chục ngàn tỷ, ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất
Vay 10 triệu phải trả hơn 3 tỷ: Cô gái bị giang hồ dọa xử
Trong vai một sinh viên cần tiền đóng học lại, tôi tìm đến việc vay tiền online thông qua các website quảng cáo trên mạng.
Vay chớp nhoáng
Ngay khi tìm kiếm từ khóa “vay tiền trực tuyến” trên Google, một loạt đề xuất tương tự hiện ra như “vay tiền trực tuyến nhanh”, “vay tiền nóng”, “đăng ký vay tiền trực tuyến ngay”… Hàng loạt trang web cho vay tiền trực tuyến cũng hiện ra như Clickvay, ATMonline, Cashwagon, Doctordong hay Monily…
Đi kèm với đó là những lời quảng cáo hấp dẫn như “thủ tục vay siêu nhanh”, “vay siêu đơn giản với gần 100% đơn xin vay vốn được chấp nhận” hay đại loại như “mỗi ngày tiếp nhận hàng nghìn lượt vay tiền”, “đã có hàng chục nghìn người được giải ngân”…
Bắt đầu tư một website giới thiệu khách hàng chỉ cần đăng ký là khoản vay sẽ được duyệt trong 15 phút. Tìm hiểu về đơn vị này, công ty tự giới thiệu là một hệ thống phụ trợ khoản vay trực tuyến dựa trên công nghệ, giúp sắp đặt một công ty cho vay phù hợp yêu cầu của khách hàng. Thậm chí, đơn vị này cũng giới thiệu đã hoạt động tại hơn 8 quốc gia.
Giao diện phổ biến của các website vay tiền trực tuyến. Ảnh chụp màn hình. |
Tìm hiểu về mức lãi suất, đơn vị này đưa ra vào khoảng 1-1,2%/ngày, tương đương lên tới 365-438%/năm, tùy hạn mức vay. Như với khoản vay 2 triệu đồng, trả trong vòng 30 ngày, tỷ lệ lãi suất sẽ là 1%. Sau cùng, số tiền cả gốc và lãi tôi phải thanh toán là 2,8 triệu đồng.
Còn với khoản vay 10 triệu đồng và vẫn thanh toán trong vòng 30 ngày, mức lại suất được đưa ra là 39%/tháng, tương đương 468%/năm. Sau khi trả đủ gốc và lãi số tiền tôi phải trả là 13,9 triệu đồng.
Tại một, website khác với lời giới thiệu gần 5 triệu người đã đăng ký vay, mức lãi suất đưa ra cũng vào khoảng 500%/năm.
Đề xuất khoản vay trị giá 5 triệu đồng và trả nợ trong vòng 30 ngày, tổng số tiền tôi phải trả lên tới 6,96 triệu đồng. Thủ tục đăng ký vay tại đây cũng rất dễ dàng khi chỉ cần để lại những thông tin cơ bản như tên tuổi, số CMND, địa chỉ…
Mã xác nhận OTP được gửi về điện thoại của khách hàng để xác nhận vay tiền. |
Tuy nhiên, càng hoàn thiện nhiều thông tin theo hướng dẫn thì khả năng nhận được khoản vay của tôi càng cao. Đầu tiên là họ tên và số điện thoại, tới lớp thứ 2 là thông tin về số CMND, ngày cấp; tiếp đến là thông tin về việc làm hiện tại, số điện thoại cơ quan, đồng nghiệp… Tôi cũng được yêu cầu cung cấp số tài khoản ngân hàng và cuối cùng là xác minh thông tin bằng cách chụp ảnh lại CMND cùng ảnh chân dung. Ngay sau đó, điện thoại tôi nhận tin nhắn mã OTP theo số điện thoại đã đăng ký trước đó.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, nhân viên công ty cho vay gọi điện lại xác nhận khoản vay. Vin lý do lãi suất quá cao, tôi đã từ chối.
Ước tính, toàn bộ thao tác từ khi tìm kiếm từ khóa đến khi nhân viên công ty gọi điện xác nhận vay tiền chỉ chưa tới 5 phút. Phía nhân viên tư vấn cũng cho biết khoản vay sẽ được xét duyệt trong khoảng 30 phút trước khi tiền được chuyển vào tài khoản của tôi.
Tìm kiếm tại các website khác, hầu hết mức lãi suất của hình thức vay trực tuyến này đều trên 400-500%/năm. Tuy nhiên đây cũng chưa phải là mức lãi suất cao nhất.
“Cắt cổ” hơn tín dụng đen
Phạm Văn V, sinh viên một trường Cao đẳng tại Hà Nội, cho hay đang vất vả với khoản vay trực tuyến của mình cách đây hơn một tuần. Theo đó, do cần tiền gấp để sinh hoạt cá nhân, V đã vay 2 triệu đồng qua hình thức vay trực tuyến.
“Em ra vay nóng ở tiệm cầm đồ người ta cũng yêu cầu phải có thế chấp mới cho vay, cần tiền gấp quá mới phải vay online trên mạng. Hiện tại, mỗi ngày em đang phải trả hơn 20.000 đồng tiền lãi, cao hơn nhiều vay cầm đồ”, V nói.
Theo đó, khoản vay 2 triệu của V đang phải chịu lãi suất 1,2%/ngày (24.000 đồng/ngày), tương đương 12.000 đồng/triệu/ngày. Trong khi mức lãi suất cho vay không tài sản thế chấp của tín dụng đen tại Hà Nội hiện cũng chỉ vào khoảng 7.000-9.000 đồng/triệu/ngày. Với mức lãi suất này, sau 30 ngày số tiền V. phải trả bên cho vay lên tới 2,72 triệu đồng.
Tương tự, anh Bùi Ngọc H (28 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay khi vay tiền trực tuyến anh còn phải chịu thêm phí quản lý khoản vay từ bên cho vay dao động từ 1,2-2%/ngày, tương đương 438-720%/năm. Anh H nói mức lãi suất niêm yết khi khách hàng đăng ký cho vay chỉ là một phần, sau khi chấp nhận vay khách hàng sẽ được thông báo thêm phụ phí của khoản vay, chưa kể tới mức phí phạt nếu khách trả tiền trễ hẹn.
Số liệu khảo sát tương đối. |
Ngoài việc lãi suất “cắt cổ”, các thủ tục vay trực tuyến cũng tương đối giống việc vay nặng lãi bên ngoài khi khách hàng cũng phải để lại số điện thoại đồng nghiệp, người thân để bên cho vay gọi điện xác nhận. Trường hợp không liên lạc được với người vay, đây sẽ là những số điện thoại sẽ bị nhắc tới để đòi nợ. Thậm chí, toàn bộ thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, số CMND, địa chỉ… của người đi vay cũng sẽ bị bên cho vay nắm giữ.
Anh Đặng Bá Ng (Cầu Giấy, Hà Nội), chủ một tiệm cầm đồ khu vực này cho biết mức lãi suất các công ty cho vay trực tuyến đưa ra cao hơn rất nhiều mức lãi tại các tiệm cầm đồ hiện nay.
“Thông thường cho vay có đồ thế chấp cũng chỉ lấy của khách 2.000-4.000 đồng/triệu/ngày. Nếu vay không đồ thế chấp lãi cũng chỉ 7.000-8.000 đồng/triệu/ngày chứ chưa tới mức trên 10.000 đồng như vay trực tuyến”, anh Ng khẳng định.
Anh Ng cũng khẳng định mức lãi suất phổ biến trên thị trường chợ đen hiện nay cũng không có giá trên 10.000 đồng/triệu/ngày.
(Theo Zing)
Vay 30 triệu, bán cả đất không đủ trả cho tín dụng đen
Lãi suất cắt cổ lên đến cả 100%/năm đã biến nhiều công nhân trở thành con nợ không lối thoát của các tổ chức tín dụng đen.
Vay tiêu dùng: Tiền nhanh, không thế chấp... lãi suất cao
Không có tài sản thế chấp, không có thu nhập cố định... khách hàng vẫn vay vốn một cách nhanh gọn... có điều phải chấp nhận lãi suất cao hơn so với lãi suất của các ngân hàng thương mại.
Kinh hoàng nạn cho vay ‘cắt cổ’
Chỉ cần một cú điện thoại là có ngay tiền tươi nhưng đến khi trả hết nợ không ít người tán gia bại sản.
Vay tiền mua sắm, ăn tiêu: Người Việt gánh núi nợ hơn 5 tỷ USD
Trong bối cảnh ngày càng nhiều người Việt ham vay tiêu dùng, các định chế tài chính tiếp tục vung tay thâu tóm và sáp nhập để khai thác thị trường tiềm năng này.