Không còn cảnh ngồi ngáp ngắn ngáp dài, các sếp BĐS cuối năm tất bật đi gặp đối tác, tìm kiếm nguồn hàng còn giới nhân viên thì cũng tối mặt chăm sóc khách hàng, bàn giao nhà.
Gần 9 giờ tối, giám đốc một sàn BĐS vẫn đang ngồi trên bàn tiệc để bàn với đối tác chiến lược trong việc phân phối dự án sắp tới. Chỉ cách đây một năm thôi, ông còn thao thức vì không biết phải trải qua tinh trạng khó khăn của thị trường như thế nào. Năm nay, ông còn vất vả hơn khi cuộc cạnh tranh mới bắt đầu khắc nghiệt.
Ông cho hay, lúc thị trường có dấu hiệu ấm lên cũng là lúc phải cạnh tranh nhau, sàn BĐS nào cũng muốn có hàng tốt để phân phối. Còn những sản phẩm “khó nuốt” dù có chiết khấu cao tới đâu cũng không phải dễ dàng, chính vì thế, khi lúc chủ đầu tư rục rịch bung hàng cũng là lúc ông bận rộn dù Tết có cận kề.
Cuối năm vẫn sôi động mở bán dự án |
Chia sẻ về thị trường BĐS, ông nói, các chủ đầu tư giờ họ có nhiều sự lựa chọn. Không ai khác các sàn muốn có sản phẩm phải biết cách thân với họ ngay từ đầu. Trước tiên là gặp gỡ tư vấn sản phẩm, cách truyền thông, tổ chức sự kiện rồi tới kế hoạch bán hàng, giá cả, thậm chí là bao luôn cả việc phân phối trọn gói.
Theo ông, để tồn tại trên thị trường BĐS như hiện nay, các sàn buộc phải làm như vậy, nhiều trường hợp phải tự bỏ tiền túi ra để giúp chủ đầu tư quảng bá sản phẩm, sau đó bán được hàng sẽ bù lại. Thậm chí, có sàn BĐS còn bạo chi khi họ ứng tiền đấu thầu luôn việc đầu tư, phân phối dự án.
Hầu hết các sự kiện mở bán gần đây đều tổ chức vào cuối tuần chính vì thế ngay cả ngày nghỉ ông cũng không có thời gian rảnh ở nhà. “Bận mà có tiền vẫn hơn”, ông nói.
Các sàn BĐS ngoài việc tìm kiếm nguồn hàng còn phải gây dựng cho mình một mạng lưới các cấp phân phối để đảm bảo doanh thu, đồng thời có thể đầu tư, thao túng làm sóng cho thị trường.
Giám đốc một sàn BĐS ở Khuất Duy Tiến chia sẻ, hiện nay trên thị trường đang có hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” giữa các sàn BĐS. Các đơn vị nhỏ làm ăn còn con không thể bám trụ nếu không biết dựa hơi vào một hai ông lớn nào đó.
“Các sản phẩm hiện nay đều do các ông lớn phân phối nếu không có quan hệ thì không thể lấy được hàng”, ông cho hay. Chính vì thế, dịp cuối năm cũng là lúc ông phải đi cậy nhờ các ông chủ lớn.
Có thể thấy, mặc dù thị trường BĐS đã có những tia sáng nhưng điều này không có nghĩa là dễ dàng sinh lợi nhuận với tất cả các đơn vị. Nếu sàn BĐS không đủ vốn, đủ nhân lực thì có khó thể cạnh tranh được, còn các doanh nghiệp nếu không biết đánh trúng nhu cầu và tâm lý khách hàng vẫn có thể rời bỏ cuộc chơi ngay lập tức.
Thị trường BĐS cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt |
Trong một cuộc gặp gỡ mới đây, ông chủ một sàn BĐS ở Hà Đông hí hửng khoe rằng, năm vừa qua thành công lớn nhất của ông là đổ vốn vào một dự án đã từng một thời tai tiếng do huy động vốn nhưng đắp chiếu thời gian dài. Trong dự án này ông tham gia với vai trò gần như là chủ đầu tư bỏ hàng chục tỷ đồng vay mượn để tái khởi động dự án. Công ty xây dựng của ông đứng vai trò là nhà thầu thì công còn sàn BĐS sẽ là đơn vị tiếp thị.
Ông cho hay: “Thị trường BĐS giờ không còn ngồi không ăn tiền như trước mà bản thân các sàn cũng phải nhảy vào đầu tư tạo nguồn hàng riêng cho mình. Cái này chắc chắn rủi ro lớn vì mình làm ăn không cẩn thận dễ mất tiền tỷ như chơi”,
Các chủ đầu tư BĐS cũng bận không kém, mặc dù cận Tết người mua không có nhưng những đợt mở bán này lại là một cách để đánh dấu tên tuổi và tìm kiếm khách hàng để chuẩn bị các đợt mở bán tiếp theo.
Hàng loạt các dự án được tái khởi động chào hàng mới trong năm vừa qua cho thấy các chủ đầu tư đã bắt đầu quay trở lại thị trường. Nguyên nhân chính là họ đã được hỗ trợ thêm về mặt tài chính, bên cạnh đó nhiều vụ đại gia BĐS dính vòng lao lý do huy động vốn trái phép cũng khiến họ lạnh gáy. Những động thái mới của chủ đầu tư khiến người mua nhà hy vọng sẽ có một nguồn cung lớn và giá rẻ trong thời gian tới.
Dự án ồ ạt mở bán Theo thống kê sơ bộ, mặc dù mới là thời điểm đầu năm 2015, nhưng nguồn cung căn hộ chung cư Hà Nội đã ghi nhận trên 3000 căn hộ mới được chào bán ra thị trường, các dự án tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây thủ đô, trong đó có nhiều dự án cũ được tái khởi động và điều chỉnh cho phù hợp để mở bán lại. Phân khúc căn hộ chung cư sôi động với hàng loạt dự án. Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc và Liên minh BĐS G5 (Maxland, Asia, DTJ) kết hợp cùng chủ đầu tư là Tập đoàn GFS chính thức ra mắt và khai trương nhà mẫu dự án Five Star Garden. Công trình gồm 2 tòa chung cư, mỗi tòa gồm 2 đơn nguyên cao 33 tầng cung cấp hơn 1.200 căn hộ. Công ty cổ phần HBI đã chính thức khởi công dự án Imperia Garden. Đây là dự án mang thương hiệu Imperia lần đầu tiên có mặt tại Hà Nội.Dự án sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2017.Công ty CP Hateco Hà Nội sẽ khởi công dự án tổ hợp văn phòng, nhà ở hiện đại kết hợp dịch vụ thương mại Hateco Hoàng Mai. CEN Invest, Nam Cường và siêu thị dự án đó là 3 tòa chung cư tại KĐT Dương Nội. Theo đại diện chủ đầu tư, dự án với tổng kinh phí hơn 1000 tỷ đồng, cung cấp ra thị trường hơn 600 căn hộ. Thị trường đang xuất hiện hàng loạt dự án tên tuổi mới được chủ đầu tư làm mới hoặc có nguồn tài chính khủng từ các mạnh thường quân tiềm đứng sau lưng vót vào.
Phân khúc liền kề, Gamuda khu Botanic Gamuda Gardens. Parkcity Hà Nội khánh thành giai đoạn 1 của dự án và chính thức công bố đề xuất giai đoạn 2. Biệt thự Anh Đào - Vinhomes Riverside được Savills VN, STDA,… tiếp tục mở bán. Năm 2014 cho thấy sự lên ngôi của các sàn BĐS nội. Trên thị trường BĐS hiện nay, mảng phân phối dự án đang tập trung vào một số sàn BĐS lớn, chiếm tới 70% thị phần. Các sàn còn lại có một số dự án nhỏ, hoặc đi theo sau các sàn lớn phân phối thứ cấp. |
D.Anh