Kêu gọi trên được đưa ra trong tuyên bố chung sau cuộc họp đặc biệt qua video ngày 2/3, sau khi Myanmar chứng kiến cuộc chính biến ngày 1/2 dẫn tới quân đội thâu tóm quyền lực từ chính phủ dân sự và làn sóng biểu tình dữ dội phản đối bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức khác.
Người biểu tình phản đối đảo chính ở Sanchaung, Yangon hôm 28/2. Ảnh: Myanmar Now |
"Chúng tôi luôn theo sát diễn biến tình hình của khu vực và nhất trí rằng sự ổn định chính trị của bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng là điều cần thiết để đạt được cộng đồng ASEAN hòa bình và ổn định và thịnh vượng chung", tuyên bố nêu rõ.
"Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về tình hình ở Myanmar và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không kích động bạo lực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan tìm kiếm một giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại mang tính xây dựng và hòa giải vì lợi ích của người dân và kế sinh nhai của họ. ASEAN sắn sàng hỗ trợ Myanmar một cách tích cực, hòa bình và mang tính xây dựng”, tuyên bố chung nhấn mạnh thêm.
Cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN được tổ chức theo hình thức trực tuyến vì đại dịch Covid-19. Tham dự cuộc họp có ông Wunna Maung Lwin, người được quân đội Myanmar chỉ định làm Bộ trưởng ngoại giao của nước này.
Brunei, chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2021, giữ vai trò chủ trì cuộc họp với sự hỗ trợ của Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsdi và Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein.
ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á) bao gồm các nước Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Thanh Hảo
Người Myanmar tiếp tục biểu tình, bà Aung San Suu Kyi hầu tòa
Nhiều cuộc biểu tình trên khắp Myanmar vẫn tiếp diễn trong hôm 1/3, giữa bối cảnh nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi có lần đầu trình diện trước toà án.
Mỹ chuẩn bị gia tăng trừng phạt Myanmar
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, chính quyền Washington đang chuẩn bị một loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Myanmar.