Theo trang tin AP, cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán người biểu tình tại thành phố Yangon, khi họ cố gắng tụ tập tại điểm hẹn quen thuộc ở giao lộ Hledan. Nhiều người biểu tình đã chạy tán loạn và cố gắng rửa mặt bằng nước để giảm bớt tác động của hơi cay.

{keywords}
Người biểu tình chống trả với hơi cay từ cảnh sát tại Yangon hôm 1/3. Ảnh: AP

Tại Dawei, nơi ước tính có tới 5 người thiệt mạng hôm 28/2 vừa qua, số người xuống đường trong hôm 1/3 đã ít hơn thường lệ. Những người biểu tình đã chia thành từng nhóm nhỏ, tuần hành qua các con phố trước sự hoan nghênh của người dân xung quanh.

Nhiều cuộc biểu tình khác trong ngày cũng nổ ra tại các thị trấn Lashio và Kalay phía tây Myanmar. Tại Kalay, nhiều người đã giơ cao ảnh của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và hô vang các khẩu hiệu "dân chủ, chính nghĩa của chúng ta".

{keywords}
Người biểu tình chống trả với hơi cay từ cảnh sát tại Yangon. Ảnh: AP

Các cuộc biểu tình lẻ tẻ trên khắp Myanmar diễn ra cùng thời điểm nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi đã có lần trình diện đầu tiên tại một phiên xét xử trực tuyến trong hôm 1/3. Hãng thông tấn độc lập Myanmar Now cho biết, bà Suu Kyi bị kết án theo Mục 505 (b) của Bộ luật Hình sự Myanmar với tội danh kích động bất ổn. Các chi tiết khác trong phiên xét xử hiện vẫn chưa được công khai.

Trước đó, Cố vấn Nhà nước Myanmar từng bị cáo buộc 2 tội danh khác, như sở hữu bộ đàm nhập khẩu chưa được đăng ký, và vi phạm lệnh được ban hành theo Luật Quản lý thiên tai về việc hạn chế tụ tập công cộng, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Bà Aung San Suu Kyi, 75 tuổi, ban đầu bị quân đội giam lỏng tại tư dinh ở Nay Pyi Taw. Tuy nhiên, các thành viên đảng Liên minh quốc gia vì Dân chủ (NLD) hiện vẫn chưa chắc chắn về địa điểm bà đang bị giam giữ. Nếu bị kết tội, bà Suu Kyi sẽ bị tước các quyền hợp pháp để tham gia cuộc tổng tuyển cử, mà chính quyền quân sự Myanmar hứa hẹn sẽ diễn ra trong vòng 1 năm tới.

{keywords}
Người biểu tình chống trả với hơi cay từ cảnh sát tại Yangon. Ảnh: AP

Liên Hợp Quốc cho biết ít nhất 18 người đã thiệt mạng và 30 khác người bị thương trong các cuộc biểu tình trên khắp Myanmar hôm 28/2 vừa qua. Đây được xem là số người tử vong cao nhất trong ngày, kể từ khi quân đội Myanmar tiến hành đảo chính và bắt giữ các nhà lãnh đạo dân sự của nước này hôm 1/2.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres lên án mạnh mẽ các động thái trấn áp, và gọi việc sử dụng vũ lực và bắt giữ tùy tiện những người biểu tình là “không thể chấp nhận được”. Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự gia tăng số người thiệt mạng và bị thương trong các cuộc biểu tình ở Myanmar.

Việt Anh

Mỹ chuẩn bị gia tăng trừng phạt Myanmar

Mỹ chuẩn bị gia tăng trừng phạt Myanmar

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, chính quyền Washington đang chuẩn bị một loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Myanmar.

Ngày biểu tình đẫm máu ở Myanmar, ít nhất 18 người chết

Ngày biểu tình đẫm máu ở Myanmar, ít nhất 18 người chết

Liên Hợp Quốc cho biết, ít nhất 18 người đã thiệt mạng khi các lực lượng an ninh ở Myanamar sử dụng vũ khí chống lại những đám đông biểu tình phản đối chính biến ở nước này.