Đó là nhận xét từ Richard McGregor, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Lowy, sau cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của giới chức ngoại giao Mỹ-Trung dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Trong một bài viết được trang Nikkei Asia đăng tải, ông McGregor cho rằng tất cả những dấu ấn quen thuộc từ các cuộc gặp riêng của ông Dương Khiết Trì, về một Trung Quốc mới tự tin trên con đường của riêng mình, cùng thái độ đối với Mỹ và các đồng minh, đều đã được thể hiện tại Alaska hôm 18/3.

{keywords}
Ông Dương Khiết Trì trong cuộc gặp ngoại giao cấp cao Mỹ-Trung. Ảnh: Reuters

Một số nhà bình luận giải thích "cơn thịnh nộ" của ông Dương phản ảnh đúng tình hình chính trị của Trung Quốc. Nhà ngoại giao này chắc chắn đã đánh giá đối tượng và mục tiêu của mình một cách sắc sảo. Và sự giận dữ của ông về một nước Mỹ "trịch thượng" ngay lập tức lan tỏa trên các phương tiện truyền thông xã hội địa phương.

Theo Richard McGregor, nếu có tài khoản mạng xã hội riêng, thì chắc chắn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đăng bài tán dương động thái này. Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm nếu xem màn trình diễn của ông Dương Khiết Trì chỉ là màn “lên dây cót tinh thần” với người dân trong nước.

Trung Quốc ngày càng tự tin rằng họ đang lấn lướt Mỹ trên nhiều lĩnh vực cạnh tranh, như kinh tế, quân sự, công nghệ và vị thế cửa trên ở nhiều khu vực. Điều này đã được phản ánh rộng rãi qua bài phát biểu của ông Dương Khiết Trì và chính sách ngoại giao “chiến lang” của Bắc Kinh. Thế giới đang được chứng kiến những điều này nhiều hơn, vì Trung Quốc dường như cảm thấy an toàn nếu quyết liệt chống lại những chỉ trích nhắm vào họ trước công chúng.

Những lập luận của ông Dương Khiết Trì dường như là một sự đáp trả có chủ đích với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Tất nhiên, quan điểm của ông Dương là Mỹ đã thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với Trung Quốc, và ông chỉ đang đáp trả ơn một cách riêng rẽ.

{keywords}
Phái đoàn Mỹ trong cuộc gặp cấp cao với Trung Quốc hoom 18/3. Ảnh: Reuters

Điểm này, theo McGregor, đã để lại giá trị lớn nhất sau cuộc họp hôm 18/3. Vì nó biểu lộ sự chia rẽ giữa hai siêu cường, và để lại những hàm ý sâu sắc đối với phần còn lại của thế giới. Không chỉ có quan điểm khác biệt về châu Á và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, như ông Dương đã nêu rõ, hai nước còn khác xa nhau về những quy tắc được áp dụng trên toàn thế giới.

Một ngôn từ phổ biến mà phương Tây thường áp dụng, khi họ cố gắng tại nên một cách tiếp cận thống nhất hơn với Trung Quốc, là ủng hộ "trật tự dựa trên quy tắc". Ông Dương Khiết Trì bác bỏ điều này, khi nhấn mạnh một lần nữa quan điểm của Bắc Kinh rằng Washington không thể nghĩ họ đang nói thay cho cả thế giới, hay cụ thể là bất kỳ nước nào khác ngoài chính họ.

"Điều mà Trung Quốc và cộng đồng quốc tế tuân theo hoặc ủng hộ là hệ thống quốc tế lấy Liên Hợp Quốc làm trung tâm, và trật tự quốc tế được củng cố bởi luật pháp quốc tế, chứ không phải thứ được ủng hộ bởi một số ít quốc gia gọi là trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", nhà ngoại giao Trung Quốc phát biểu.

"Một số ít" các quốc gia ở đây có thể hiểu là những nước phát triển và giàu có, và chiến lược của Bắc Kinh trong việc lấn át họ đang được biểu hiện một cách rõ ràng. Quan điểm này đã được ông Dương Khiết Trì thể hiện khi nói rằng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện mới là đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc, tiếp theo là Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra trong nhiều năm, nhà ngoại giao Trung Quốc đã mô tả mối quan hệ với Moscow là mối quan hệ ngoại giao quan trọng nhất đối với Bắc Kinh.

Theo Richard McGregor, Trung Quốc từ lâu đã nhất quán với quan điểm rẳng, Mỹ chỉ là một trong số nhiều quốc gia nước ngoài mà họ phải đối phó và không cần phải dành sự chú ý quá đặc biệt. Dù vậy, thực tế vẫn hoàn toàn khác.

Chắc chắn, Bắc Kinh đã mở rộng hoạt động thương mại của mình trên khắp thế giới, để vừa có thể chống lại các mức áp thuế từ Mỹ, mà vẫn khiến tỷ trọng ​​xuất khẩu trên toàn cầu của nước này tăng trưởng mạnh mẽ.

Nhưng Mỹ vẫn là một đối thủ đáng gờm, và là quốc gia duy nhất có sức mạnh hiệu triệu nhiều quốc gia lại với nhau trong một mặt trận thống nhất, để chống lại bước tiến của Bắc Kinh.

Chỉ riêng điều đó đã giải thích được mức độ giận dữ của ông Dương Khiết Trì, điều mà chí ít cũng đã làm sáng tỏ những điều khoản được thiết lập trong mối quan hệ song phương Mỹ-Trung vào thời kỳ đầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Ông McGregor lưu ý, trong kỷ nguyên mới của sự cạnh tranh giữa các siêu cường, phát biểu của ông Dương Khiết Trì còn có mục đích chứng minh cho các quốc gia đang đối đầu với Mỹ như Iran, hoặc các quốc gia còn lưỡng lự, rằng họ có thể đứng lên. Điều này dù không phải mối đe dọa trực tiếp, nhưng sẽ rất hữu ích để phô trương sức mạnh của bất kỳ quốc gia nào khác.

Việt Anh

Mỹ-EU ra tuyên bố chung về Nga và Trung Quốc

Mỹ-EU ra tuyên bố chung về Nga và Trung Quốc

Tuyên bố chung của Mỹ và EU nêu rõ, hai bên đồng ý khởi động đối thoại song phương về vấn đề Trung Quốc, cũng như giải quyết những vấn đề thách thức từ Nga.

Trung Quốc - EU ăn miếng trả miếng, tan giấc mơ thân tình

Trung Quốc - EU ăn miếng trả miếng, tan giấc mơ thân tình

Trung Quốc tìm đến châu Âu như một đối tác thân thiện khi các nhà lãnh đạo của lục địa này cố gắng không bị cuốn vào cuộc chiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Bắc Kinh về thương mại, công nghệ và nhân quyền.