Ngày 24/9/1435, Isabeau xứ Bavaria, vợ của Hoàng đế Pháp Charles VI qua đời trong sự ghẻ lạnh của giới quý tộc Pháp, tại vùng đất đang bị người Anh chiếm đóng. Cuộc đời của bà gắn liền với một thời kỳ tranh đoạt quyền lực khốc liệt trong triều đình Pháp, cuộc xâm lược của Anh cùng những lời tố cáo, đồn đại về chuyện ngoại tình chị dâu - em chồng hay sự mưu phản. 

Iran triệu hồi đại diện một loạt nước về vụ tấn công đoàn diễu binh

Vị tổng thống quyết bán chuyên cơ, đi máy bay cùng thường dân

Khoảnh khắc các tay súng táo tợn nã đạn vào đoàn diễu binh Iran

Ông Trump lại dọa 'đánh phủ đầu' Trung Quốc

Isabeau xứ Bavaria sinh năm 1370, dưới triều đại Wittelsbach ở Bayern (thuộc Đức ngày nay). Bà là con gái lớn của Công tước xứ Bavaria-Ingoldstadt Stephen III với người vợ đầu của ông - Taddea Visconti, con gái lãnh chúa Milan. Về dòng dõi hoàng tộc, Isabeau là chắt của Hoàng đế La Mã Louis IV.

{keywords}
Ảnh: britannica.com

Vào cuối thế kỷ 14, xứ Bavaria do cha bà cai quản là nơi hùng mạnh nhất trong các vùng đất của Đức. Năm 1383, chú của Isabeau, Công tước Frederick của xứ Bavaria-Landshut đề xuất cho cô cháu gái xinh đẹp kết hôn cùng Hoàng đế Pháp Charles VI. Đề xuất này đã được chú của Vua Charles VI, Công tước xứ Burgundy Philip ủng hộ, với lí do cuộc hôn phối sẽ giúp nước Pháp kết thân với đế chế La Mã, tăng cường thêm sức mạnh trong cuộc đối đầu với người Anh.

Theo nhà sử học Pháp Jean Froissart, Isabeau mới 15 tuổi khi gia đình gửi bà tới Pháp để diện kiến vị hôn phu tương lai cũng như nhận sự phê chuẩn của Hoàng tộc Pháp đối với cuộc hôn nhân sắp đặt.

{keywords}
Ảnh: britannica.com

Chuyến đi có vẻ thành công mỹ mãn khi Vua Charles VI đã ngay lập tức bị hớp hồn trước vẻ kiều diễm của công nương xứ Bavaria. Về phần mình, Isabeau cũng phải lòng vị hoàng đế Pháp trẻ tuổi ngay lần đầu gặp gỡ. Chỉ 3 ngày sau đó, vào ngày 16/7/1385, đám cưới của họ được tổ chức một cách linh đình.

Không giống như nhiều cuộc hôn nhân sắp đặt khác vì mục đích chính trị, Isabeau có cuộc sống sau khi kết hôn với hoàng đế Pháp rất hạnh phúc, ít nhất lúc ban đầu. Cặp vợ chồng trẻ tỏ ra tâm đầu ý hợp và hai bên hoàng tộc đều hài lòng với sự dàn xếp của họ.

{keywords}
Ảnh: britannica.com

Vua Charles VI tặng cho người vợ trẻ rất nhiều món quà xa xỉ, quý hiếm, từ các loại trang sức, váy áo lộng lẫy đến các buổi dạ tiệc linh đình và các chuyến đi dã ngoại lãng mạn. Ông cũng tổ chức lễ tấn phong hoàng hậu vô cùng xa hoa cho Isabeau vào năm 1389. Vào thời điểm này, Isabeau đang mang thai được 7 tháng. Sử sách có ghi, để có thêm kinh phí tổ chức sự kiện hoành tráng kéo dài suốt 5 ngày này, nhà vua đã quyết định tăng thuế đánh vào các cư dân ở Paris suốt 2 tháng trước đó.

Tuy nhiên, những ngày tháng êm đềm của hoàng hậu trẻ không kéo dài. Năm 1392, Vua Charles VI bất ngờ đổ bệnh và lần đầu tiên có những hành động bất bình thường. Vào một ngày tháng 8 oi ả, trên đường tới Brittany, ông đã tấn công các lính ngự lâm của mình và giết chết 4 người trong số họ mà không cần lí do rõ ràng, trước khi rơi vào trạng thái hôn mê.

Song, Vua Charles VI đã nhanh chóng hồi phục và đến tháng 9/1392 đã có thể quay trở về Paris.

Vua Charles VI phát cơn cuồng dại lần thứ hai vào tháng 6 năm sau và lần này mất tới 6 tháng ông mới khôi phục được sự tỉnh táo. Suốt 20 năm tiếp sau đó, Vua Charles VI liên tục phát điên rồi lại hồi tỉnh, hết lần này đến lần khác.

Theo nhiều tài liệu, mỗi khi lên cơn điên, nhà vua không còn nhận ra hoàng hậu là ai và xua đuổi bà ra khỏi tầm mắt ông. Đây là một trong những lí do khiến Hoàng hậu Isabeau thường không có mặt bên cạnh để chăm sóc chồng mỗi khi ông phát bệnh.

{keywords}
Ảnh: britannica.com

Song, có một điều an ủi với Isabeau là nhà vua đã cho phép bà thay mặt ông giải quyết công việc triều chính. Hoàng hậu Isabeau được giao trọng trách nhiếp chính cho con trai đầu của họ, thái tử của nước Pháp. Năm 1402, Vua Charles VI tiếp tục giao quyền quản lý ngân khố cho bà. Đến năm 1403, bà được bổ nhiệm làm lãnh đạo "hội đồng nhiếp chính" mới thành lập, có quyền bàn thảo và giải quyết mọi vấn đề tài chính của đất nước, ngoài vai trò "người bảo vệ chính" của thái tử.

Đúng lúc này, những người họ hàng của nhà vua đã lợi dụng tình hình bệnh tật của ông để thâu tóm quyền lực. Em trai nhà vua - Công tước Louis của xứ Orléans và em họ vua - Jean sans Peur, Công tước xứ Burgundy tranh giành quyền nhiếp chính nước Pháp và quyền bảo trợ cho con cái nhà vua. Những người ủng hộ hai phe này được gọi là phe Armagnac và phe Burgundy.

Để bảo đảm an toàn tính mạng cho mình và các con, đặc biệt là thái tử, Hoàng hậu Isabeau quyết định lúc ngả theo phe Armagnac, lúc lại ủng hộ Burgundy, tùy thuộc bên nào đang được đánh giá là chiếm ưu thế hơn. Song, việc Hoàng hậu đứng về phe Burgundy từ năm 1409 - 1413, rồi lại chuyển sang liên minh với phe Armagnac từ năm 1413 - 1415 khiến bà bị chỉ trích là thiếu kiên định.

{keywords}
Ảnh: britannica.com

Cuộc tranh giành quyền lực giữa hai phe cũng khiến Hoàng hậu Isabeau bị đồn ngoại tình với em chồng - Công tước Louis xứ Orléans. Đỉnh điểm của cuộc xung đột diễn ra khi Công tước xứ Burgundy hạ lệnh cho người ám sát Công tước xứ Orléans vào năm 1407.

Lợi dụng tình hình rối ren, Hoàng đế Anh là Henry V đã cho quân xâm lược Pháp. Chiến thắng oanh liệt trong trận Agincourt năm 1415 đã giúp người Anh chiếm được các thành phố ở miền bắc nước Pháp.

Thái tử Pháp, Hoàng Charles VII tương lai, lúc này mới 14 tuổi, đã có hành động quan trọng đầu tiên trong đời khi ký hiệp ước hòa bình với phe Burgundy năm 1419. Tuy nhiên, nỗ lực này đã thất bại khi những người ủng hộ phe Armagnac ám sát John Dũng cảm, Công tước xứ Burgundy trong buổi triều kiến dù thái tử đã hứa bảo đảm an toàn cho ông. Vị công tước mới xứ Burgundy, Philippe le Bon, buộc thái tử phải chịu trách nhiệm cho sự phản trắc này, đồng thời liên minh với người Anh, dẫn đến một phần lớn lãnh thổ của Pháp rốt cuộc bị Anh chiếm đóng.

Năm 1420, Hoàng hậu Isabeau buộc phải ký Hiệp ước Troyes, theo đó Vua Anh Henry V và con cháu của ông được kế vị ngai vàng nước Pháp, thay cho con trai bà. Thỏa thuận này làm sống lại lời đồn đại rằng bà có quan hệ tình ái với vị Công tước xứ Orléans đã mất và khiến người ta nghi ngờ thái tử là con hoang, chứ không phải là giọt máu của nhà vua.

Rốt cuộc, Hoàng đế Anh Henry V và Hoàng đế Pháp Charles VI qua đời chỉ cách nhau hai tháng vào năm 1422. Thái tử Anh Henry VI, lúc này còn nhỏ, đã đăng quang làm vua trên danh nghĩa của cả hai vương quốc. Em trai Vua Henry V - John xứ Lancaster, Quận công Bedford đệ nhất làm nhiếp chính.

{keywords}
Một bức tượng Hoàng hậu Isabeau dựa vào các mô tả của sử sách về bà. Ảnh: britannica.com

Kể từ đó, Hoàng hậu Isabeau rút về ở ẩn tại cung điện Hôtel Saint-Pol ở tây nam Paris, dưới sự cai trị của người Anh. Bà qua đời ở đây vào ngày 24/9/1435, trong sự ghẻ lạnh của giới quý tộc Pháp.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Bị Liên Xô hạ thế độc quyền, Mỹ 'hốt hoảng'

Ngày này năm xưa: Bị Liên Xô hạ thế độc quyền, Mỹ 'hốt hoảng'

Ngày 23/9/1949, trong một tuyên bố bất ngờ, với những câu chữ được chọn lựa kỹ lưỡng, Tổng thống Mỹ Harry S.Truman thông báo cho dân chúng về việc Liên Xô đã bí mật thử nghiệm một vũ khí hạt nhân vài tuần trước đó.

Ngày này năm xưa: Mỹ khai màn cuộc chiến chống khủng bố

Ngày này năm xưa: Mỹ khai màn cuộc chiến chống khủng bố

Ngày 20/9/2001, trong bài phát biểu hùng hồn trước quốc hội, được truyền trực tiếp trên truyền hình quốc gia, Tổng thống Mỹ Bush công bố "cuộc chiến chống khủng bố" khắp toàn cầu.

Ngày này năm xưa: Nữ hoàng sắc đẹp hai lần gây chấn động lịch sử Mỹ

Ngày này năm xưa: Nữ hoàng sắc đẹp hai lần gây chấn động lịch sử Mỹ

Cách đây 35 năm, Vanessa Williams tạo nên kỳ tích khi trở thành Hoa hậu da màu đầu tiên của Mỹ. Không đầy 1 năm sau, cô lại tiếp tục gây chấn động lịch sử Mỹ.

Ngày này năm xưa: Chuyện tình đệ nhất phu nhân trẻ nhất lịch sử Mỹ

Ngày này năm xưa: Chuyện tình đệ nhất phu nhân trẻ nhất lịch sử Mỹ

Ngày 12/9/1953 ghi dấu đám cưới xa hoa của cô phóng viên trẻ Jackie với Thượng nghị sĩ John F. Kennedy, vị tổng thống thứ 35 tương lai của Mỹ.

Ngày này năm xưa: Tội ác man rợ của cặp vợ chồng 'đũa lệch'

Ngày này năm xưa: Tội ác man rợ của cặp vợ chồng 'đũa lệch'

Ngày 10/9/1977, Charlene, người có IQ bằng thiên tài Stephen Hawking, lần đầu gặp Gerald, rồi kết hợp thành cặp sát nhân, gây ra hàng loạt vụ án man rợ nhất lịch sử Mỹ.

Ngày này năm xưa: Thảm sát vận động viên rúng động Olympic

Ngày này năm xưa: Thảm sát vận động viên rúng động Olympic

Ngày 5/9/1972, bọn khủng bố đột nhập làng Olympic ở Munich, Đức, bắt cóc rồi giết hại các vận động viên và huấn luyện viên người Israel.

Ngày này năm xưa: Siêu bão hủy diệt tấn công Mỹ

Ngày này năm xưa: Siêu bão hủy diệt tấn công Mỹ

Ngày 29/8/2005, siêu bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ, tàn phá 5 bang ven Vịnh Mexico và gây ra thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất lịch sử nước này.

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất lịch sử thế giới

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất lịch sử thế giới

Ngày 27/8/1896 ghi dấu cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất trong lịch sử thế giới, chỉ diễn ra trong vẻn vẹn 38 phút giữa Anh và Zanzibar.