Tờ Eurasiantimes cho biết, động thái trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với chính quyền New Delhi. Một quan chức chính phủ Ấn Độ giấu tên nói rằng, những hệ thống vũ khí và toàn bộ quá trình triển khai trên đang được các cơ quan tình báo nước này theo dõi, bởi những khí tài này có thể tạo ra mối đe dọa với các tiêm kích và trực thăng của Ấn Độ hoạt động trong khu vực.
Xe chở tên lửa phòng không HQ-9. Ảnh: Military Todays |
“Chúng tôi đang theo dõi sát sao các hệ thống phòng không và những trang thiết bị được triển khai ở đó”, quan chức giấu tên nói.
Theo tờ Eurasiantimes, khả năng chiến đấu trên thực tế của hệ thống phòng không HQ-9 không được công bố rộng rãi, nhưng thường một tổ hợp chiến đấu HQ-9 bao gồm một xe radar tìm kiếm Type 305B; một radar theo dõi; một xe tải chở máy phát có công suất 200 kiloWatt và tám xe phóng, mỗi xe được trang bị bốn tên lửa phòng không.
Căng thẳng liên quan tới tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở vùng núi Himalaya đã bùng phát hồi giữa năm ngoái với đỉnh điểm là vụ đụng độ khiến nhiều binh sĩ hai nước thiệt mạng. Dù hai phía Trung-Ấn đã tổ chức nhiều cuộc họp cấp cao nhằm giảm căng thẳng, nhưng cả New Delhi và Bắc Kinh vẫn duy trì sự hiện diện quân sự ở những vùng xung quanh hồ Pangong.
Tuấn Trần
Sự thật về dân quân biển của Trung Quốc
Theo các chuyên gia quân sự, Bắc Kinh có một lực lượng hải quân mà họ không thừa nhận là tồn tại và đội quân này hiện diện ở nhiều khu vực của Biển Đông.
Hàng chục máy bay Trung Quốc vào vùng nhận dạng phòng không Đài Loan
Taiwan News dẫn thông tin từ cơ quan phòng thủ Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, ngày 13/4, tổng cộng 25 máy bay quân sự của Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do đảo Đài Loan tuyên bố từ phía nam.