Người đứng đầu chính phủ Anh cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tán thành kế hoạch này, trong nỗ lực đảm bảo Nga sẽ phải dừng chiến dịch quân sự ở quốc gia láng giềng. Ông cho rằng cộng đồng quốc tế chỉ bày tỏ sự ủng hộ dành cho Kiev mà không hành động là chưa đủ.
Khói lửa bùng lên tại một tòa nhà văn phòng ở Kiev sau một cuộc pháo kích. Ảnh: Reuters |
Trước đó, tại một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an, 141 quốc gia đã lên án hành động của Nga. GB News dẫn lời Thủ tướng Johnson nhấn mạnh, để tiếp tục gây sức ép với Moscow, cộng đồng quốc tế cần hợp sức dưới kế hoạch 6 điểm của ông:
• Huy động một liên minh nhân đạo quốc tế cho Ukraine
• Hỗ trợ Ukraine trong các nỗ lực nhằm cung cấp khả năng tự vệ
• Tối đa hóa áp lực kinh tế đối với chính quyền Putin
• Ngăn chặn tình trạng bình thường hóa những gì Nga đang làm ở Ukraine
• Theo đuổi các con đường ngoại giao để giảm leo thang, nhưng chỉ trên cơ sở có sự tham gia đầy đủ của chính phủ hợp pháp của Ukraine.
• Bắt đầu một chiến dịch nhanh chóng nhằm tăng cường an ninh và khả năng phục hồi trên toàn khu vực châu Âu - Đại Tây Dương
Moscow và Kiev sẽ tổ chức vòng đàm thán thứ 3 vào ngày 7/3. Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24/2, phái đoàn của hai nước đã gặp gỡ 2 lần. Hôm 3/3, đôi bên nhất mở hành lang nhân đạo nhằm cho phép dân thường ra khỏi một số vùng chiến sự. Ngày 7/3, Ukraine xác nhận các cuộc đàm phán không đạt kết quả nhưng nước này sẽ tiếp tục theo đuổi tiến trình này.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba ca ngợi những tiến bộ mà lực lượng Ukraine đã đạt được trước quân Nga, khẳng định "Ukraine đang đổ máu, nhưng không gục ngã và đứng vững trên cả hai chân trên chiến trường". Quan chức này nhắc lại yêu cầu Moscow phải rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine.
Quân đội Ukraine vừa công bố báo cáo chiến dịch hàng ngày, phản ánh lực lượng Nga tiếp tục tập trung vào Kiev trong khi vẫn thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào Kharkiv, Mykolaiv và tạo ra một hành lang trên bộ với Crưm.
Trong cuộc họp cùng Quốc hội Mỹ hôm 5/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ hỗ trợ cung cấp máy bay để bảo vệ đất nước trước xung đột với Nga.
Theo tin tức từ RT, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định đưa quân sang Ukraina là một quyết định khó khăn nhưng không thể tránh khỏi.
"Tôi đã nói điều này từ khi bắt đầu chiến dịch, và tôi đã nói về nó trước khi quyết định này được đưa ra. Một quyết định khó khăn, không nghi ngờ gì nữa", ông Putin nói tại một sự kiện ngày 5/3.
Người đứng đầu Điện Kremlin giải thích, tình hình ở Ukraine đã vượt khỏi tầm kiểm soát của "cuộc đảo chính vi hiến" năm 2014, mà ông cho rằng đã được phương Tây hậu thuẫn tích cực. "Họ không giấu giếm điều này, và công khai nói đã chi 5 tỷ USD vào nó", ông diễn giải.
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng, sự thay đổi chế độ ở Ukraine khi đó đã bị nhiều khu vực của Ukraine phản đối, và trong khi Bán đảo Crưm sáp nhập vào Nga thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, những người bất đồng chính kiến ở các khu vực Donetsk và Lugansk ở miền đông nam đã "bị đàn áp".
Theo ông Putin, Moscow đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và bảo vệ lợi ích của người dân Donetsk và Lugansk.
Cùng ngày 5/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trao đổi 30 phút qua điện thoại với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Trong thông cáo về cuộc điện đàm, Nhà Trắng cho biết, ông Biden nhấn mạnh "chính quyền của ông đang tăng cường hỗ trợ an ninh, nhân đạo và kinh tế cho Ukraine, đồng thời hợp tác chặt chẽ với Quốc hội Mỹ để đảm bảo nguồn tài trợ bổ sung".
Tin cho biết, lãnh đạo Nhà Trắng cũng hoan nghênh quyết định của Visa và Mastercard đình chỉ hoạt động của họ tại Nga.
>>> Cập nhật chiến sự tại Ukraine hiện nay
Thanh Hảo
Ukraine hoãn đưa dân rời Mariupol, Nga tuyên bố diệt kho tên lửa chống tăng
Theo giới chức Ukraine, lý do họ hoãn di tản người dân khỏi thành phố Mariupol là vì quân đội Nga vi phạm lệnh ngừng bắn tạm thời.