Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài báo này.

Vào thời điểm này, nước Đức cần có một sự lãnh đạo chính trị phù hợp để có thể thoát ra khỏi con số người nhiễm bệnh. Rất may đây lại là thời điểm bầu cử Nghị viện Liên bang.

Từ vài ngày nay, con số người nhiễm Covid ở Đức lại gia tăng, và cùng với nó là sự lo lắng, bực bội của dân chúng. Điều này sẽ dẫn đến cái gì?

Chính phủ và người dân phản ứng ra sao về sự gia tăng này? Lại quay xung quanh cái vòng tròn chính trị, cho nó chắc và vẫn sẽ biết được điểm đến an toàn. Hay là ứng viên Thủ tướng Liên bang tương lai sẽ chỉ cho chúng ta một con đường khác về chống dịch trong quá trình vận động bầu cử?

{keywords}
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại Berlin, Đức, tháng 4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Đối với những người bảo thủ, khẩu hiệu bầu cử của họ đại thể sẽ là: Tiếp tục cái cũ như đã làm, với cái mới khi cần thiết. Cái cũ ở đây là con số người nhiễm Covid. Và vừa rồi đã có sự thử nghiệm không thành công câu chuyện này.

Đó là việc liệt Bồ Đào Nha vào khu vực biến thể virus và cùng với nó là các quy định nghiêm ngặt về cách ly đối với người từ khu vực này trở về Đức. Với chính sách này, người ta hy vọng ít nhất cũng giảm sự lây lan của virus Delta, nhưng 10 ngày sau thì virus này cũng đã hiện diện phổ biến tại Đức.

Các nhà chính trị làm gì? Họ lại tuyên bố Bồ Đào Nha chỉ còn là khu vực có số người nhiễm bệnh cao và nới lỏng các quy định đối với người từ khu vực đó về Đức. Người dân cả nước ngạc nhiên, cái quái gì vậy, lúc thế này, lúc thế kia! Theo tư duy logic thông thường, bà Thủ tướng Liên bang biết rõ có gì đó không ổn, nhưng bà giữ im lặng để tiếp tục chống dịch Covid bằng con đường cũ là dựa vào số người nhiễm bệnh để đưa ra các biện pháp tương ứng.

Trong khi đó, con đường thứ hai chống dịch ngày càng rõ, đó là thoát khỏi việc xác định số người nhiễm bệnh. Nói một cách thành thật thì đó là bước đột phá sang một thế giới mới.

{keywords}
Quảng trường Winterfeldtplatz ở Berlin vắng vẻ khi các biện pháp hạn chế được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch, tháng 1/2021

Với cách chống dịch này thì không cần đến việc vẽ bản đồ khu vực theo số người nhiễm bệnh với những màu sắc khác nhau thể hiện các mức độ nguy hiểm khác nhau. Nói thật thì lúc đó cũng chẳng cần đến các kế hoạch được phác ra cực phẩm theo các giai đoạn kiểu như căn cứ mức độ người nhiễm bệnh như thế này trong ngần đó ngày thì những cái gì đó ngoài xã hội phải bị đóng cửa hoặc bao giờ thì hạn chế tiếp xúc cá nhân, thậm chí phong tỏa cấm ra khỏi nhà trong một đêm...

Mất một năm để Chính phủ Liên bang và các bang thống nhất định ra cái kế hoạch theo giai đoạn này. Kế hoạch rất màu sắc này với con đường chống dịch thứ hai sẽ hóa thành giấy lộn.

Theo cách mới này, quan trọng là người được tiêm chủng, bảng biểu các số liệu về người nhiễm bệnh không còn có ý nghĩa mấy, bởi con số này sẽ phản ánh điều khác hẳn, như các ca nặng, quá tải bệnh viện và số người chết. Nói cách khác, con đường ra khỏi nạn dịch là tiêm chủng và tiêm chủng trước hết cho những người bị ảnh hưởng nặng nhất.

Tất nhiên cũng không đến mức như Thủ tướng Anh Boris Johnson ngay từ đầu đã không quan tâm nhiều đến số ca nhiễm bệnh. Sau đây một tuần, ông sẽ xóa bỏ mọi hạn chế đã ban hành, mặc dù số ca mắc mới ở Anh ngày càng gia tăng. Có thể còn tranh cãi, nhưng Thủ tướng Anh có lý ở chính vấn đề, đó là một nước cơ bản đã tiêm chủng sẽ khác hẳn nước chưa tiêm gì cho dân.

Liệu bà Angela Merkel sẽ thay đổi theo hướng này? Chắc là không. Nhưng cũng quá may, vì chúng ta còn có 3 ứng viên Thủ tướng của 3 đảng, họ có thể lãnh đạo khác đi khi đắc cử. Hay nói cách khác, họ phải thể hiện là họ có khả năng lãnh đạo. Dân chúng đang trông đợi 3 ứng viên thủ tướng về mấy điều sau:

- Ai có lòng dũng cảm trong quá trình vận động bầu cử nói rõ ràng cho những người chưa tiêm chủng tự nguyện rằng cuộc sống tự do của hàng triệu người đã tiêm chủng sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể bởi những người chưa tiêm chủng này.

- Ai có lòng dũng cảm thoát khỏi một cách chính thức công thức 35 của bà Merkel. Đây là con số then chốt trong chính sách chống dịch của bà Merkel, cụ thể đây là giới hạn số người nhiễm bệnh tính trên 100.000 dân trong vòng 1 tuần. Tất nhiên, làm như vậy không hẳn là sai trong quá khứ và có thể tiếp tục như vậy trong tương lai bên cạnh cách chống dịch mới.

- Và cuối cùng, ai có sức mạnh và năng lực để ngay cả khi chỉ số nhiễm vọt lên 3 con số vẫn chống chọi được sự phê phán dâng cao và làm yên lòng được dân chúng, kể cả trong trường hợp có biến thể mới gây nguy hiểm cho cả giới trẻ và trẻ em.

Không ứng viên Thủ tướng nào sẽ bị áp lực bởi 3 câu hỏi này, bởi họ đều mong muốn tư duy mới về đất nước và tương lai của nó. Và điều đó đụng chạm rất nhiều lĩnh vực. Nhưng đứng số một bây giờ hẳn phải là chính sách chống dịch.

Đinh Duy Hòa (Theo Spiegel) 

Cách ly F1, F0 tại gia: Cách nào để không biến cả nhà thành ổ bệnh

Cách ly F1, F0 tại gia: Cách nào để không biến cả nhà thành ổ bệnh

Cách ly y tế F1 tại nhà là quyết định hết sức khó khăn của lãnh đạo ngành y tế TP.HCM. Là người từng ở vị trí quản lý và đưa ra những quyết định thay đổi táo bạo để cải cách, tôi hiểu điều này khó như thế nào.