Phát ngôn của Chủ tịch UBND TP Hà Nội giống như người nắm được “tổ con tò vò” ở đâu. Khi lãnh đạo đã tỏ “đường đi lối về” của cấp dưới thì điều người dân mong chờ tiếp sau chính là những hành động quyết liệt. 

Có chuyện kể rằng, cách đây 15 năm, gia đình ông H mua được miếng đất trong ngách phố ở một phường ven đô Hà Nội. Trước khi xây nhà, ông đi khảo giá vật liệu xây dựng ở một số nơi để so sánh với giá ở đầu ngõ, chỗ “đại lý” nguyên vật liệu của M án ngữ.  

Sau khi khảo giá về, ông tính ra nếu ban đêm thuê xe ô tô to chở nguyên vật liệu về đổ ở đầu ngõ, sau đó thuê xe ba gác, xe thồ vận chuyển vào chân công trình thì trung bình mỗi loại nguyên vật liệu sẽ rẻ hơn đến 1/5 so với mua tại “đại lý” đầu ngõ.  

Ông đem ý định này trao đổi với mấy người hàng xóm. Mọi người đều khuyên ông rằng dù đắt thế chứ đắt nữa và để việc xây nhà yên ổn buộc ông phải lấy nguyên vật liệu ở “đại lý” M, rằng đố ông chuyển nổi “một hạt cát”, “một viên gạch” qua mặt M đâu. Nó là “đầu gấu” ở khu vực này và có sự bảo kê của cán bộ phường rồi. Ông H đành nghe theo và chịu cái giá cắt cổ.  

Đến nay đã 15 năm ông H về sống ở đó, cái “đại lý” của M vẫn chềnh ềnh ra đấy, choán hết lối đi của người dân, lấn cả lối vào mấy cơ quan quanh phường, nhưng các cuộc họp tổ, các buổi tiếp xúc cử tri không hề có ý kiến nào nhắc đến. Tất cả các nhà quanh khu vực đấy, cần nguyên vật liệu xây dựng đều phải “qua tay” M với giá cả đắt hơn đến ¼ hoặc 1/5 so với nơi khác.

Từ đấy, ông H để ý thấy hiện nay, ở nhiều khu dân cư, tập thể, hễ chỗ nào có đất trống là ở đó mọc lên nơi tập kết xà gồ, nguyên vật liệu xây dựng, tồn tại từ năm này qua năm khác, với danh nghĩa “phục vụ nhân dân” mà không ai làm gì được.

{keywords}

Một quán bia bịt kín một đầu vỉa hè, dùng chính xe máy làm chướng ngại vật buộc người đi bộ phải xuống lòng đường. Ảnh: Trần Thường

Câu chuyện trên đây chỉ là một chuyện rất nhỏ và không hề hiếm ở phố phường Hà Nội. Có một điểm chung, nổi cộm là cứ chỗ nào “làm ăn được” là y như rằng, đằng sau chỗ đó có sự bảo kê của những nhân vật có “máu mặt”, của “xã hội đen”, thậm chí cả những cán bộ lãnh đạo của địa phương, chính quyền hoặc cán bộ sở tại. Đó là các quán bia hơi; các bãi trông giữ xe ô tô, xe máy; quán karaoke; nhà nghỉ; nơi khai thác cát trái phép, các bãi nguyên vật liệu xây dựng hình thành trái phép...

Một người dân bán quán vỉa hè từng kể với tôi, ở phố họ, vào các ngày đầu tháng thường có hai chiếc xe tải con chở người lừ lừ tiến trước mỗi quán và dừng lại. Tức khắc, từ trong các quán có người chạy ra, tay cuốn sẵn tiền đưa nhanh cho người ngồi trong buồng lái, rồi không nói năng gì lại chạy vào trong quán. Đó là họ đi thu “thuế” vỉa hè theo thỏa thuận ngầm với lực lượng trật tự phường.

Cô bán xôi chỉ ngồi ghé thì ít nhất cũng phải bỏ ra 100.000 đồng/tháng; anh, chị bán nước thì 200.000 đồng/tháng; bà hàng phở thì 300.000 đồng/tháng; cửa hàng càng lớn, kinh doanh đông khách, chiếm dụng vỉa hè càng nhiều thì phải đóng nhiều hơn, tùy theo mối quan hệ thân sơ hay người có “máu mặt” hay không.

Tuy đã nộp tiền, nhưng hằng ngày khi đội trật tự đi qua, các hộ này “biết điều” thì phải dẹp gọn đồ đạc cho “phải phép”. Những quán hay cá nhân nào không chịu nộp hàng tháng thì coi chừng, sẽ bị “nhảy dù” đột xuất và thu hết những thứ bày ra vỉa hè, muốn xin lại thì cũng phải cậy cục, chi phí, đi lại hết hơi chưa chắc đã được.  

Do vậy, phí bất thành văn, không hóa đơn, không ghi chép biên nhận đã thành lệ ở không ít vỉa hè Hà Nội từ lâu. Hôm nào phường “có việc” có đoàn kiểm tra gắt gao thì các hộ lấn chiếm vỉa hè được báo trước để thu xếp đồ đạc dụng cụ bán hàng, dịch vụ, xe pháo cho ngăn nắp, hoặc tạm nghỉ bán hàng một hôm.

Những biểu hiện tham nhũng vặt nói trên có lần được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ví như “ghẻ ruồi”. “Ghẻ ruồi” không gây chết người nhưng ngứa ngáy rất khó chịu.

Còn vừa qua Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyễn Đức Chung đã “bóc mẽ” chỉ đích danh những lực lượng nào đứng sau, bảo kê cho những hoạt động, làm ăn trái pháp luật ở các vỉa hè. “Tôi thống kê, hơn 180 quán bia vỉa hè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau nên tất cả các ông công an bỏ mà thôi. Mà có quán triệt là tôi nói trật tự hết. Các bí thư, chủ tịch quận ngồi đây dám cam đoan với tôi các điểm trông giữ xe dưới phường có người nhà, có bãi đỗ xe của bí thư, chủ tịch không? Có đấy. Tôi xin nói các đồng chí có cả. Các đồng chí phải quán triệt, về bảo người nhà thôi thì sẽ đỡ đi rất nhiều rồi".

Những hiện tượng tiêu cực như trên bấy lâu nay người dân biết hết, nhưng họ không dám nói ra vì “chờ được vạ thì má sưng”. Chắc chắn người đứng đầu chính quyền thành phố còn biết nhiều hơn nữa nhưng chỉ cần nói thế, dân đã hiểu rồi. Phát ngôn của Chủ tịch UBND TP Hà Nội giống như người nắm được “tổ con tò vò” ở đâu. Khi lãnh đạo đã tỏ “đường đi lối về” của cấp dưới thì điều người dân mong chờ tiếp sau chính là những hành động quyết liệt.

Vũ Lân

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung qua cảm nhận ban đầu của một nhà văn

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung qua cảm nhận ban đầu của một nhà văn

Với những việc đã làm, có thể cảm nhận ban đầu rằng, ông Nguyễn Đức Chung có thể cùng lãnh đạo thủ đô Hà Nội vượt qua những khó khăn trước mắt để xây dựng một Hà Nội dài lâu xứng danh đất ngàn năm văn vật.

Lập lại trật tự Hồ Tây cần làm quyết liệt như đòi vỉa hè

Lập lại trật tự Hồ Tây cần làm quyết liệt như đòi vỉa hè

Hà Nội đã xác định chấn chỉnh, cải tạo, xây dựng Hồ Tây thành một điểm du lịch văn hóa tầm cỡ quốc tế thì ngoài việc dừng nuôi cá vừa quyết định sẽ còn thêm rất nhiều việc cần làm.

Đòi lại vỉa hè cần làm như cấm đốt pháo, buộc đội mũ bảo hiểm

Đòi lại vỉa hè cần làm như cấm đốt pháo, buộc đội mũ bảo hiểm

Cuộc chiến đòi lại vỉa hè không những là phép thử của việc thực thi pháp luật, mà còn là đòi hỏi của việc lập lại trật tự đô thị theo con đường hướng đến văn minh.