Những ngày cận kề dịp lễ kỷ niệm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ông Nguyễn Văn Trình (SN 1941, ở xã Đại Hùng, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội) lại hồi tưởng về những tháng ngày đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mình để quên đi thực tại đau khổ. Người lính Trường Sơn năm xưa giờ đây sắp “gần đất xa trời”, song lại phải chứng kiến quá nhiều đau thương đến với gia đình mình.

Tuổi cao sức yếu, vợ chồng ông Trình đang đứng trước muôn vàn khó khăn

Năm 20 tuổi, ông Trình xung phong lên đường nhập ngũ vào chiến trường B với hy vọng góp xương máu mong đất nước giành được độc lập. Chàng trai trẻ ngày ấy được phân công công tác tại Sư đoàn 470 chuyên làm nhiệm vụ vận tải, “xẻ dọc Trường Sơn” đi cứu nước.

Chiến tranh khốc liệt với những đêm sốt rét rừng, bữa cơm vội vàng nơi "rừng thiêng nước độc" khiến ông Trình mắc bệnh sốt rét ác tính, nấm tóc, viêm thượng vị dạ dày nặng. Tuy nhiên, thời điểm đó, nghĩ đến cảnh đất nước vẫn chia đôi hai miền, ông không muốn về hậu phương điều trị mà tiếp tục ở lại cùng các đồng đội cho đến tận ngày giải phóng.

Do một loạt những biến chứng từ thời còn chiến đấu khiến cơ thể ông Trình suy nhược trầm trọng. Tháng 10/1975, sau khi Bắc Nam sum họp một nhà, đơn vị cho ông xuất ngũ về địa phương. Biết hoàn cảnh của ông Trình, chính quyền xã Đại Hùng phân công ông phụ trách máy nổ, máy nghiền lúa gạo tại trại chăn nuôi xã.

Bà Nguyễn Thị Minh năm nay 69 tuổi đang mắc căn bệnh ung thư vú

Cũng vì di chứng từ chiến tranh, vợ chồng ông chỉ sinh được một người con trai duy nhất là anh Nguyễn Tất Thành năm 1986. Những tưởng ông đã được hưởng niềm hạnh phúc khi chứng kiến con kết hôn, xây dựng gia đình, nhưng niềm vui ấy chỉ tồn tại rất ngắn khi một loạt biến cố dần ập đến.

Nguy cơ rơi vào cảnh vô gia cư

Năm 2009, vợ ông Trình, bà Nguyễn Thị Minh (SN 1953) phát hiện mắc bệnh ung thư vú. Căn bệnh hiểm nghèo buộc bà phải điều trị một thời gian dài, cắt bỏ một bên ngực. Do kinh tế khó khăn, hai vợ chồng phải vay nhiều nơi với số tiền vài chục triệu đồng chữa bệnh.

Bất hạnh vẫn chưa dừng lại. Bởi làm ăn thua lỗ, con trai ông Trình thế chấp toàn bộ đất đai, nhà cửa cho ngân hàng, cả gia đình rơi vào cảnh không chốn dung thân.

Do số nợ quá lớn không có khả năng chi trả, con trai ông bỏ đi không rõ tung tích. Năm 2014, con dâu ông Trình bị đột tử. Không còn cách nào khác, đôi vợ chồng già đành gửi cháu nội cho nhà thông gia nuôi nấng, mong cháu có điều kiện ăn học tử tế hơn.

Hoàn cảnh vợ chồng ông Trình lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ

Giờ đây, toàn bộ kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào phụ cấp bệnh binh khoảng 1.590.000 đồng/tháng của ông Trình. Số tiền ít ỏi này không đủ để lo bữa cơm qua ngày. Trong khi đó, thời hạn ở nhờ của gia đình ông sắp hết. Bệnh tình của bà Minh vẫn cần dùng đến thuốc thang thường xuyên.

Những ngày tới đây, rất có thể ông bà rơi vào cảnh vô gia cư, không người chăm sóc. Mong nhiều nhà hảo tâm rủ lòng thương, giúp đỡ người cựu binh già có được chỗ nương tựa lúc cuối đời.

Phạm Bắc

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Văn Trình. Địa chỉ: Thôn Trung Thượng, xã Đại Hùng, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Số điện thoại: 0333372862.

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.124 (ông Nguyễn Văn Trình)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Vietinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamNet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.