- Hơn 9 tháng nằm bất động tại chỗ sau tai nạn, mọi vật dụng trong nhà đã đem cầm cố lấy tiền chữa bệnh. Giờ đây người thương binh già nằm bất động chỉ còn trông chờ vào gánh bún bán rong của người vợ tần tảo để mua thuốc mỗi ngày…

TIN BÀI KHÁC:

Hoàn cảnh thương tâm của ông Lương Xuân (SN 1959), thương bình hạng 4/4 đang nằm bất động tại chỗ hơn 9 tháng nay tại Bệnh viện Chỉnh hình Đà Nẵng khiến ai gặp cũng chạnh lòng.

Bà Nguyễn Thị Thu Liên (SN 1960) trú tại kiệt 43, tổ 22, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) kể về người chồng thương binh đang sống lay lắt từng ngày tại bệnh viện chỉnh hình TP Đà Nẵng trong nước mắt. Bà bất lực khi nhìn chồng quằn quại trong cơn đau mà không đủ tiền mua thuốc.

{keywords}
 Bà Nguyễn Thị Thu Liên tranh thủ chăm người chồng nằm bất động tại bệnh viện

“Năm 1978 ông Xuân nhập ngũ chiến đấu tại chiến trường biên giới Campuchia. Trong một trận đánh bị thương và giải ngũ về lại địa phương với thương tật 4/4”- Bà Liên kể.

Kể từ ngày giải ngũ về địa phương ông Xuân kết hôn với bà Liên và sinh được 4 người con. Hai người con gái đầu đã có chồng xa cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Ở nhà chỉ còn lại 2 đứa con trai đang làm công nhân.

Bà Liên kể trong nước mắt: “Hơn 9 tháng nay chồng tôi nằm viện mọi của cải trong nhà lần lượt đội nón ra đi. Bây giờ trong nhà không còn vật dụng gì giá trị, tính mạng của chồng tôi chỉ còn trông chờ vào gánh hàng rong. Bữa nào bán hết gánh bún thì mới có tiền lời mua thuốc uống. Còn bữa nào ế ẩm thì đành ngồi nhìn ông quằn quại trong cơn đau vì không có tiền mua thuốc…”.

“Do sức khỏe yếu ông ở nhà phụ giúp công việc vặt trong gia đình, còn vợ ông mưu sinh bằng gánh bún rong kiếm sống. Cứ tưởng cuộc sống trôi qua trong khó nhọc, ai ngờ vào tháng 9/2014, trong một lần về quê ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam ăn giỗ, ông Xuân bị tai nạn gãy 4 đốt sống, giập tủy. Vụ tai nạn đã tác động vết thương thời chiến khiến bệnh tình càng trầm trọng và nằm bất động từ đó đến nay”- bà Liên kể trong nước mắt.

Sau vụ tai nạn ông Xuân được đưa đến bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu, hơn 1 tháng sau ông được chuyển sang bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng chữa trị. Hậu quả từ sau vụ tai nạn khiến ông nằm một chỗ, mọi sinh hoạt ăn uống, vệ sinh cá nhân phải có người giúp đỡ.

Do ông Xuân nằm một chỗ nên 2 người con đành bỏ việc ở nhà chăm sóc cha. Cuộc sống hiện tại của gia đình ông Xuân bây giờ chỉ trông chờ vào khoản tiền lương thương binh 4/4 của ông Xuân khoảng 1 triệu và tiền lời từ gánh bún rong của bà Liên mỗi ngày chưa quá 100 nghìn đồng.

Nhưng gánh bún rong của bà Liên bán bữa được bữa không. Hôm nào bán hết gánh bún tiền lời khoảng 100 nghìn đồng. Hôm nào bán không hết phải nhờ bà con trong khu phố ăn giúp mới đủ tiền vốn để ngày mai mua hàng bán tiếp.

“Chồng tôi thương binh mỗi tháng được trợ cấp 900 ngàn đồng, hai đứa con ở cùng gia đình đã nghỉ việc để chăm sóc ba nên không có thu nhập. Còn tôi bán bún rong bữa được bữa mất. Suốt 9 tháng nay, gia đình tôi mỗi tháng thu nhập không đến 2 triệu đồng nên không đủ để mua thuốc và trang trải viện phí cho ông ấy” – bà Liên tâm sự.

Cũng theo bà Liên, chồng bà là thương binh có bảo hiểm y tế, nhưng do bệnh tình của ông Xuân phải dùng thuốc đặc trị đắt tiền mua ngoài nên rất tốn kém. Do thuốc quá nhiều tiền, trong khi gia đình đã khánh kiệt nên chỉ lúc nào vay mượn được tiền hoặc gánh hàng rong của bà Liên buôn bán được thì mới có tiền mua thuốc cho ông Xuân.

“Do không có tiền mua thuốc đặc trị nên suốt mấy tháng nay bệnh tình của chồng tôi tiến triển rất chậm. Bác sỹ bảo, nếu có tiền mua thuốc tốt, điều trị thường xuyên thì bệnh tình của chồng tôi sẽ nhanh chóng phục hồi và có thể đi lại bình thường được. Biết là vậy nhưng mọi của cải đã bán cả rồi, vay mượn nhiều rồi, giờ không biết lấy tiền đâu mua thuốc điều trị cho chồng” – bà Liên buồn bã nói.

Hỏi về nguyện vọng của bà Liên là gì, bà cho biết: “Chồng tôi là thương binh chịu nhiều đau đớn vì bệnh tật hành hạ, thêm vụ tai nạn oan nghiệt nữa khiến số phận của chồng tôi càng cay đắng hơn. Giờ chồng tôi đang trong giai đoạn phục hồi những gia đình không còn tiền để điều trị nữa. Tôi chỉ mong bà con cô bác thương tình giúp đỡ mới mong chồng tôi qua khỏi cơn hoạn nạn này”.

Hy vọng những tấm lòng nhân trên mọi miền đất nước cùng chung tay góp sức để cứu giúp hoàn cảnh thương tâm của người thương binh già với mong muốn thoát khỏi cảnh nằm tại chỗ khi không có đủ tiền mua thuốc chữa trị.

Lê Minh - Vũ Trung

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Bà Nguyễn Thị Thu Liên (SN 1960) trú tại kiệt 43, tổ 22, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

2. Qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ gia đình ông Lương Xuân, bà Nguyễn Thị Thu Liên ở Đà Nẵng

- Qua TK ngân hàng Vietcombank:

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội- Chuyển khoản từ nước ngoài:

- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

-Address: 198 Tran Quang Khai, Han//oi, Vietnam

-SWIFT code: BFTVVNVX

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 1020.1000.158.2330

Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand

- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Swift code:ICBVVNVX122

3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881

Email: banbandoc@vietnamnet.vn