Đây được xác định là một trong những giải pháp để ngành giáo dục Nghệ An đáp ứng yêu cầu giáo viên nhằm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và phù hợp với quy mô trường lớp.
Bộ GD-ĐT cho biết, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng hằng năm căn cứ trên nhu cầu của các địa phương.
Tuy nhiên, 11 địa phương đã có văn bản đề nghị không có nhu cầu đào tạo giáo viên; 4 địa phương cho biết trường đã sáp nhập với các cơ sở đào tạo khác; 1 địa phương chưa đăng ký chỉ tiêu đào tạo năm 2023.
Do đó, Bộ GD-ĐT không có căn cứ để xây dựng phương án xác định chỉ tiêu tuyển sinh ngành đào tạo giáo viên tại các trường thuộc những địa phương này.
Các địa phương không có nhu cầu đào tạo giáo viên gồm: Bến Tre, Cà Mau, Bắc Ninh, Cao Bằng, Lâm Đồng, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu, và Quảng Nam.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mầm non là bậc học thiếu nhiều giáo viên nhất.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều trường cao đẳng sư phạm đã bị sát nhập vào trường đại học, như Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây sáp nhập vào Trường ĐH Thủ đô Hà Nội; Trường Cao đẳng Hải Dương vào Trường ĐH Hải Dương…
Nhiều trường còn tồn tại, để vận hành, ngân sách nhiều tỉnh mỗi năm vẫn phải bỏ ra từ vài tỷ đến gần 20 tỷ đồng để chi lương, cơ sở vật chất... nhưng có khi chỉ tuyển được vài chục sinh viên mới và một số giáo viên học nâng chuẩn (từ trung cấp lên cao đẳng mầm non).
Nhiều ngôi trường có hàng trăm biên chế, nhiều giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhưng giờ trong cảnh sống lay lắt. Một số trường tồn tại bằng cách mở trường mầm non, trường phổ thông liên cấp, hoặc xin cấp phép đào tạo nghề.