- Sau 4 năm khảo sát, PAPI cho thấy cảm nhận của người dân Việt Nam về tham nhũng là "không giảm, thậm chí tăng lên".

Bắt đầu tiến hành từ năm 2011, với tổng cộng 14 nghìn người dân được khảo sát, chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) sáng nay công bố kết quả năm 2014 đồng thời tổng kết những kết quả đã đạt được sau 4 năm.

{keywords}

Đo lường nhiều khía cạnh trong lĩnh vực hành chính công như sự tham gia của người dân, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, thủ tục hành chính và dịch vụ công, nhưng khía cạnh luôn được quan tâm nhiều nhất của PAPI là mức độ tham nhũng trong lĩnh vực công.

Thông qua PAPI, người dân đánh giá hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công của các cấp chính quyền ít có chuyển biến tích cực, và trong một số lĩnh vực, mức độ nhũng nhiễu, vòi vĩnh có xu hướng gia tăng.

Cụ thể, tỉ lệ người dân tin rằng tham nhũng và hối lộ tồn tại ở các cấp chính quyền địa phương, trong một số dịch vụ hành chính công tăng lên. Gần một nửa số người được hỏi cho biết ở nơi họ sinh sống, muốn xin được việc làm trong cơ quan nhà nước thì phải "lót tay".

Kết quả khảo sát cũng cho thấy khoảng 24% số người đi xin "sổ đỏ" phải chi trả thêm ngoài quy định để sớm nhận được kết quả. Để được phục vụ tốt hơn ở các bệnh viện huyện, khoảng 12% người bệnh hoặc người nhà họ phải "bồi dưỡng" thêm cho cán bộ y tế. Ở các trường tiểu học, muốn con em được quan tâm hơn, các phụ huynh cũng phải "bồi dưỡng" cho giáo viên, có tới 30% phụ huynh thừa nhận.

"Tất cả những con số này cho thấy xu hướng gia tăng hiện tượng tham nhũng vặt so với các tỉ lệ tương ứng trong năm 2012", PAPI chỉ ra. “Những nỗ lực kiểm soát tham nhũng ở cấp tỉnh đến nay chưa đem lại nhiều kết quả như mong đợi. So sánh với kết quả phân tích của năm bản lề 2011, mức độ cải thiện hiệu quả chống tham nhũng ở cấp tỉnh có dấu hiệu chậm lại sau 4 năm”.

Nhưng quyết tâm chống tham nhũng của chính quyến các tỉnh "không thay đổi", chỉ khoảng 40% người được hỏi cho rằng các vụ việc tham nhũng xảy ra ở địa phương đã được xử lý nghiêm túc.

Đặc biệt, tỉ lệ người dân tố cáo tham nhũng vẫn tiếp tục ít ỏi, chỉ 3% người từng bị cán bộ, cán bộ công chức "vòi vĩnh" dám tố cáo các hành vi đó. Còn lại là những người chịu đựng vì thấy tố cáo không mang lại lợi ích gì, thủ tục tố cáo thì rườm rà và sợ bị trù úm.

Luật Đất đai đã phát huy hiệu quả?

Mảng thông tin về đất đai và đền bù thu hồi đất trở nên đáng chú ý trong cuộc khảo sát năm 2014 sau khi luật Đất đai sửa đổi chính thức có hiệu lực vào giữa năm 2014. PAPI đưa thêm các câu hỏi về tính công bằng của chính sách đền bù thu hồi đất của nhà nước.

Năm 2014 có ít hộ gia đình bị thu hồi đất hơn so với các năm trước, chỉ khoảng 5% số người được hỏi cho biết gia đình mình hoặc trong cộng đồng có bị thu hồi đất, chủ yếu ở vùng Tây Bắc, trong khi ở đồng bằng sông Cửu Long giảm đi.

Có thể giải thích hiện tượng này là do luật Đất đai sửa đổi năm 2013 đã đặt ra những quy định chặt chẽ hơn, khiến cán bộ địa phương phải tuân thủ khi muốn thu hồi đất, và những yêu cầu đó đang phát huy tác dụng. Nhưng cũng có thể là do cán bộ chính quyền muốn tránh gây bất bình trong công chúng khi đại hội các cấp tới gần, nên tạm dừng thu hồi đất cho các dự án - PAPI nhận định.

Điểm này đáng lưu ý vì giá đền bù thu hồi đất vẫn là điều bức xúc Chỉ có 36% người được hỏi được nhận giá đền bù xấp xỉ giá thị trường.

Do đó, PAPI cho rằng còn quá sớm để nhận định hiệu quả của luật Đất đai sửa đổi trong thực tiễn. Nhiều người không hài lòng về giá đền bù đất là điều mà các chính quyền địa phương không thể không quan tâm giải quyết.

Chung Hoàng