Trong vài năm trở lại đây, công tác triển khai IPv6 tại Việt Nam liên tục có những bước tăng trưởng ấn tượng.

Sáng 16/1, tại Hà Nội, Trung tâm Internet Việt Nam đã tổng kết công tác thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6 trong năm 2017 và triển khai công tác năm 2018.

3,6 triệu người Việt Nam đã sử dụng IPv6

Theo báo cáo của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), trong năm 2017, tỷ lệ ứng dụng IPv6 tại Việt Nam tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến tháng 12/2017, tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 10%, đứng thứ 3 khu vực ASEAN, thứ 5 khu vực châu Á (sau Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan) với khoảng 3,6 triệu người sử dụng.

{keywords}
Buổi tổng kết công tác thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6 trong năm 2017 và triển khai công tác năm 2018. Ảnh: Trọng Đạt

Cũng trong năm qua, hạ tầng IPv6 Việt Nam tiếp tục hoạt động ổn định. Tất cả các doanh nghiệp lớn đã kết nối với nhau qua IPv6 và mở rộng cả với kết nối IPv6 quốc tế. Tỷ lệ ứng dụng IPv6 tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ sự tham gia của các doanh nghiệp lớn như FPT Telecom, VNPT và FPT Online. Hệ thống cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia trên nền tảng Mạng DNS quốc gia và Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX) tiếp tục hoạt động ổn định.

Tính đến cuối năm 2017, có 13/18 ISP kết nối IPv6 với tổng lưu lượng IPv6 trao đổi qua VNIX đạt hơn 18,27 GB. Mạng máy chủ tên miền DNS quốc gia hoạt động tốt với IPv6. Trong đó, 5/7 cụm máy chủ hoạt động song song IPv4/IPv6.

Tổng lưu lượng truy vấn IPv6 đo kiểm trên hệ thống DNS quốc gia từ 1/1/2017 – 20/12/2017 là hơn 46 tỷ lượt. Hiện lượng truy vấn IPv6 chiếm 25% tổng truy vấn tên miền tại Việt Nam, tăng 5,5% so với số liệu ở cùng kỳ năm ngoái.

{keywords}
Đại diện báo điện tử VietNamNet báo cáo về tình hình triển khai chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 tại đơn vị mình. Ảnh: Trọng Đạt

Theo những con số thống kê, Việt Nam đã có 4.000 website tên miền .VN hoạt động với IPv6. Với năm ngoái, con số này chỉ dừng lại ở mức khoảng 100 website.

Việc chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 là xu thế tất yếu. Không chỉ giải quyết nhu cầu về địa chỉ, IPv6 còn mang tới nhiều tính năng vượt trội so với IPv4. Đó là những dịch vụ liên quan tới 4G, 5G, khả năng bảo mật nâng cao, công nghệ mạng và khả năng giao tiếp với các thiết bị công nghệ mới trong thời đại của IoT.

IPv6 cần phát triển mạnh hơn nữa để theo kịp thế giới

Kết quả triển khai IPv6 của Việt Nam đứng thứ 5 tại khu vực châu Á, tuy nhiên vẫn còn thấp so với mức trung bình của toàn cầu. Tính đến tháng 12/2017, mức độ ứng dụng IPv6 trên Internet toàn cầu đạt khoảng 23% lưu lượng, tốc độ triển khai tăng gấp đôi sau mỗi năm.

Theo đánh giá của các chuyên gia Internet, số người dùng IPv6 sẽ vượt quá 50% trên toàn thế giới vào năm 2019. Đây cũng là thời điểm mức độ sử dụng dịch vụ IPv4 bắt đầu suy giảm. Với tốc độ này, tỷ lệ truy cập IPv6 toàn cầu qua Google sẽ đạt mức gần 100% vào năm 2020.

{keywords}
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Trọng Đạt

Đánh giá 6 tháng cuối năm 2017 cũng cho thấy, tốc độ triển khai IPv6 tại châu Á và trên thế giới có chiều hướng tăng trưởng mạnh. Do đó, công tác triển khai IPv6 tại Việt Nam cần được tăng cường để bắt kịp với mức độ triển khai trung bình trên thế giới.

Theo báo cáo của VNNIC, mức độ ứng dụng triển khai IPv6 trong mạng lưới khối cơ quan Đảng, Nhà nước còn thấp. Hiện tại mới chỉ có Bộ TT&TT đã kích hoạt hỗ trợ IPv6 trên cổng thông tin điện tử của Bộ, còn các bộ ngành khác thì chưa.

Bên cạnh đó, mức độ hỗ trợ và triển khai dịch vụ IPv6 của doanh nghiệp còn chưa đồng đều. Việt Nam cũng chưa triển khai IPv6 trên dịch vụ di động 4G LTE. Đây là khác biệt lớn với quốc tế khi IPv6 được xem như mặc định trong cung cấp dịch vụ 4G.

{keywords}
Một vài cá nhân và tập thể được trao bằng khen nhờ những đóng góp trong việc triển khai chuyển đổi IPv6 tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Trước những vấn đề còn tồn tại, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải yêu cầu tăng cường triển khai IPv6 trong ứng dụng CNTT của khối các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, hệ thống máy tính kết nối Internet, ứng dụng CNTT thuê mua ngoài của cơ quan Đảng và Nhà nước.

Thứ trưởng Phạm Hồng Hải giao nhiệm vụ cho Trung tâm Internet Việt Nam nắm vai trò chủ trì tổ chức sự kiện Ngày IPv6 Việt Nam 2018 theo chủ đề “Triển khai IPv6 cho dịch vụ 4G LTE”. Sự kiện này nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích doanh nghiệp và người dân sử dụng dịch vụ IPv6.

“Doanh nghiệp di động cần sớm triển khai dịch vụ IPv6 trên nền tảng mạng 4G LTE. Doanh nghiệp phần mềm, ứng dụng cần chủ động hỗ trợ IPv6 trên các sản phẩm dịch vụ của mình. Điều này nhằm hướng đến mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng IPv6 tại Việt Nam lên 20%, gấp đôi so với năm ngoái.”, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho biết.

Trọng Đạt

Hai tuyến cáp cùng bảo trì, tốc độ Internet Việt Nam bị ảnh hưởng

Hai tuyến cáp cùng bảo trì, tốc độ Internet Việt Nam bị ảnh hưởng

Nguồn tin của VietNamNet cho biết, Internet kết nối từ Việt Nam đi quốc tế có khả năng bị ảnh hưởng trong hai ngày cuối tuần (6 và 7/1/2018).

Có bao nhiêu nông dân biết dùng Internet?

Có bao nhiêu nông dân biết dùng Internet?

Người nông dân hiện vẫn đang “mang” “bốn cái nhất” (nghèo nhất, lạc hậu nhất, trình độ thấp nhất, hưởng thụ ít nhất).

Lượng tên miền Internet .VN tăng trưởng mạnh năm 2017

Lượng tên miền Internet .VN tăng trưởng mạnh năm 2017

Tên miền .VN hiện đứng thứ 7 trong danh sách 10 tên miền cấp cao mã quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng lớn nhất châu Á.

Máy tính làm bằng rác giúp trẻ em nghèo tiếp cận Internet

Máy tính làm bằng rác giúp trẻ em nghèo tiếp cận Internet

Được làm bằng rác điện tử và chứa trong các can nhựa, những chiếc máy tính kiểu này đang giúp các em nhỏ tại nhiều nước nghèo có cơ hội hòa nhập Internet.

CEO Google và Apple đến thăm dù Trung Quốc "đóng cửa" Internet

CEO Google và Apple đến thăm dù Trung Quốc "đóng cửa" Internet

Hai vị CEO hàng đầu giới công nghệ tham dự một hội nghị về Internet tại Trung Quốc, bất chấp việc đóng cửa với thế giới của chính phủ nước này