Không hề tỏ ra thua kém đấng mày râu trong lĩnh vực được cho là khô khan chỉ dành riêng cho nam giới, những người phụ nữ này đã chứng tỏ được tài năng, trí tuệ và cả sự bản lĩnh khi tạo được những ảnh hưởng lớn tới giới công nghệ trên toàn thế giới.

Sheryl Sandberg – COO của Facebook

{keywords}

Trong khi Mark Zuckerberg được biết đến như nhà sáng lập và điều hành mạng xã hội phổ biến nhất thế giới thì Sheryl Sandberg lại đóng vai trò là cầu nối cho vị CEO tài năng đến với toàn bộ phần còn lại của Facebook. Nắm giữ vị trí COO, Sheryl Sandberg được xem như trợ thủ chính, hỗ trợ cho Mark với quyền lực cao nhất và hiểu rõ công ty hơn cả Mark.

Sheryl cũng chính là người có công giúp Facebook đạt doanh thu quảng cáo kỷ lục, lên tới 4 tỷ USD trong năm 2011. Tạp chí Forbes còn bình chọn Sheryl là người phụ nữ quyền lực nhất làng công nghệ thế giới hiện nay và là một trong những nữ tỷ phú hiếm hoi trên thế giới đi lên từ bàn tay trắng.

Susan Wojcicki – CEO Youtube

{keywords}

Là một trong những giám đốc tiếp thị đầu tiên của Google trong những năm 1990, trước khi công ty này mua lại Youtube và DoubleClick. Susan được mệnh danh là “người quan trọng nhất của Google mà chưa từng được biết tới” và thường xuyên góp mặt trong những danh sách vinh danh của các tạp chí hàng đầu thế giới như Fortune hay Forbes.

Được bổ nhiệm làm CEO của Youtube từ năm 2014 và xếp hạng thứ 12 trong danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất do Forbes bình chọn nhưng chỉ hơn 1 năm sau, Susan đã leo lên vị trí thứ 2 khi đã có những đóng góp lớn để tạo ra hàng chục tỉ USD doanh thu cho Google mỗi năm. Được biết, khi Google mới được thành lập, hai đồng sáng lập Sergey Bin và Larry Page đã thuê lại gara của Susan Wojcicki để làm văn phòng và không lâu sau đó, bà đã trở thành thành viên thứ 16 của công ty và là người phụ nữ quyền lực nhất tại Google.

Ginni Rometty – CEO IBM

{keywords}

Hơn 3 năm sau khi nắm quyền điều hành tại IBM, Ginni Rometty đã giúp tập đoàn này vượt qua hàng loạt khó khăn và dần lấy lại được vị thế của mình trong làng công nghệ thế giới. Trước đó, IBM đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cũng như sự ngờ vực của các nhà đầu tư khi sụt giảm doanh số trong 11 tháng liên tiếp.

Ginni Rometty đã đưa ra những quyết định táo bạo nhưng rất hiệu quả khi chuyển hướng đầu tư vào các doanh nghiệp. IBM chuyển định hướng phát triển sang lĩnh vực phần mềm phân tích dữ liệu, điện toán đám mây và công nghệ trí tuệ nhân tạo. Những thành công đã liên tiếp đến với IBM và giúp công ty này vượt qua giai đoạn khó khăn.

Diane Bryan – Phó chủ tịch Intel

{keywords}

Là phó chủ tịch của tập đoàn Intel, Diane Bryan đồng thời còn phụ trách điều hành Trung tâm dữ liệu thuộc tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới. Đây cũng chính là bộ phận có tốc độ phát triển và lợi nhuận tăng trưởng nhanh nhất của Intel trong những năm qua.

Xuất thân từ một người vô gia cư, thay vì đam mê công nghệ, động lực để Diane Bryan thành danh như ngày hôm nay chỉ đơn giản là vì nỗi lo “cơm áo gạo tiền”. Tiểu sử khó tin của phó chủ tịch tập đoàn Intel khiến không ít người phải ngỡ ngàng bởi trong lĩnh vực công nghệ, đam mê được xem như một trong những yếu tố hàng đầu để quyết định sự thành công.

Marissa Mayer – Chủ tịch và CEO Yahoo

{keywords}

Tiểu sử của CEO Marissa Mayer khá dài khi bà từng là kỹ sư đầu tiên của Google và đã làm việc tại công ty này trong suốt 13 năm. Trong khoảng thời gian này, Marissa đã đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như kỹ sư, nhà thiết kế, quản lý sản phẩm và điều hành. Bà cũng từng nắm giữ những bộ phận quan trọng của Google như Search, Images, News, Máp, Books, Gmail...

Marissa Mayer chuyển tới Yahoo vào năm 2012 và nắm giữ vai trò là chủ tịch kiêm CEO. Bước đầu, bà đã đưa ra những quyết định khá táo bạo như việc thâu tóm Tumbrl trong năm 2013. Mặc dù trong thời gian qua, Yahoo vẫn liên tục gặp khó khăn và vấp phải không ít lời đồn về việc phải bán mình nhưng không thể phủ nhận tài năng và sức ảnh hưởng của CEO Marissa Mayer đối với giới công nghệ trên toàn thế giới.

Theo SM