- Ai chạy và chạy ai? Lâu nay chúng ta vẫn nói công tác cán bộ là vấn đề khó nên Ban Tổ chức TƯ cần có lời giải, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc nói.

Tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Tổ chức xây dựng Đảng năm 2017, triển khai nhiệm vụ 2018 diễn ra hôm qua, Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc bày tỏ mong TƯ quan tâm, tham gia vào kiểm soát quyền lực, phòng chống chạy chức chạy quyền.

{keywords}
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc

“Ai chạy và chạy ai? Lâu nay chúng ta vẫn nói công tác cán bộ là vấn đề khó nên Ban Tổ chức TƯ cần có lời giải”, Bí thư Quảng Ninh nói.

Theo ông Đọc, đánh giá cán bộ thông qua bằng cấp thì thiếu bằng cấp gì cán bộ có bằng cấp đó, nhanh lắm. Trong quá trình tuyển chọn, Bí thư Quảng Ninh gợi ý nên thay đổi quy trình.

“Trước đây chúng ta 'trong số ít chọn số ít', gần đây là 'trong số nhiều chọn số ít', theo tôi nên hướng đến số nhiều chọn số ít. Với một chức danh nên chọn nhiều số dư để lựa chọn. Hoặc vừa qua chúng tôi hướng tới đại hội bầu trực tiếp”, ông Đọc cho hay.

Phải nhận diện quyền lực nằm ở đâu

Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, vừa qua Đảng uỷ Công an TƯ đã phối hợp với Bí thư và thường trực các địa phương đánh giá năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của một số Giám đốc ở các địa phương.

{keywords}
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an

“Đây là việc từ trước đến nay hầu như không làm mà thường 'có lên không xuống', 'có ra không vào'. Nhưng đợt này đánh giá lại”, Thứ trưởng Công an cho hay.

Theo ông, phải nhận diện quyền lực nằm ở đâu trong công tác tổ chức cán bộ. Quyền lực rất dễ nhận dạng, từ công tác quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển... và cần chống lợi dụng và chống lạm dụng quyền lực.

Thứ trưởng Bộ Công an lưu ý, phân cấp là phải mạnh mẽ hơn, nhưng phải tăng cường kiểm tra, xác định trách nhiệm người đứng đầu, giao quyền mà không làm được thì phải xử lý.

Lấy phiếu tín nhiệm ít nhất từ hai người

Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng việc kiểm soát quyền lực và ngăn chặn chạy chức, chạy quyền là vấn đề bức thiết trong công tác xây dựng Đảng, thể hiện quyết tâm chính trị của Ban Tổ chức trong tham mưu công tác xây dựng Đảng và tổ chức.

Theo ông Hùng, cần bổ sung cơ chế kiểm soát quyền lực quy định kèm theo thiết chế để việc kiểm soát quyền lực được thực hiện nhằm ngăn ngừa, loại bỏ nguy cơ, việc làm sai trái của các tổ chức, cá nhân, đơn vị trong tổ chức thực hiện quyền lực.

Về giải pháp kiểm soát, ông Hùng cho rằng, công tác cán bộ có 7 khâu từ tuyển dụng đến giải quyết khiếu nại, đây là thể thống nhất cần thực hiện đồng bộ.

Trong các khâu, có 2 khâu nhận xét, đánh giá cán bộ chi phối đến nhiều khâu khác, là khâu khó và yếu nhất. Tiếp đến là khâu bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử rất quan trọng, quyết định chất lượng công tác cán bộ.

{keywords}
Các đại biểu dự hội nghị 

Ông đề nghị xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ, xác định nhiệm vụ hàng năm cho từng cơ quan, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu. Cơ quan làm công tác cán bộ cũng phải theo dõi cán bộ thường xuyên, có hệ thống, không chờ đến khi kiểm điểm cuối năm mới kiểm tra.

Khi giới thiệu, ứng cử và bổ nhiệm cán bộ phải đồng thời giải quyết 5 cặp quan hệ, đó là đức và tài, bằng cấp và năng lực thực tiễn, tiêu chuẩn và cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn, ý kiến và kết quả biểu quyết của tập thể và cá nhân.

Để giải quyết hài hoà các mối quan hệ nói trên, việc lấy tín nhiệm cán bộ trước khi bổ nhiệm cần thực hiện theo quy trình và cần xây dựng tiêu chí tín nhiệm gồm năng lực lãnh đạo quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Khi lấy phiếu tín nhiệm nên lấy ít nhất từ 2 người trở lên trong danh sách đã được quy hoạch.

“Có người nói khi tổ chức cần thì tôi còn trẻ, khi tổ chức cần trẻ thì tôi đã già, khi tổ chức cần đàn bà thì tôi lại là đàn ông, khi tổ chức cần công nông thì tôi lại là trí thức, khi tổ chức cần tri thức đáp ứng cách mạng 4.0 thì tôi nhận được thông báo 5 tháng nữa nghỉ hưu. Nghe rất xót xa”, Bí thư Bình Thuận nêu bất cập trong tuyển dụng cán bộ.

Tổng bí thư: Không để bị lợi ích nào cám dỗ

Tổng bí thư: Không để bị lợi ích nào cám dỗ

Chúng ta phải chống cho được tệ bè phái, cục bộ, cá nhân chủ nghĩa trong công tác cán bộ, không để bị lợi ích nào cám dỗ...

Ông Phạm Minh Chính: Ở Trung ương không có 'chạy'

Ông Phạm Minh Chính: Ở Trung ương không có 'chạy'

Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính khẳng định: Không biết đồng chí dưới thế nào, ở TƯ không có "chạy".

Cách chức Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn

Cách chức Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn

Thủ tướng vừa ký quyết định cách chức ông Ngô Văn Tuấn, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2016-2021.

Tổng bí thư: Nghe chuyện chạy chức xót cả ruột

Tổng bí thư: Nghe chuyện chạy chức xót cả ruột

Dư luận nói chuyện chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển…... bao nhiêu tỷ vào chức này chức kia... - Tổng bí thư nói tại hội nghị công tác tổ chức xây dựng Đảng.

Lầm lẫn tai hại về chạy chức

Lầm lẫn tai hại về chạy chức

Anh có nhiều tiền thì mua được nhà đẹp, nhiều người muốn mua một cái nhà đẹp thì cơ bản ai trả giá cao sẽ mua được. Nhưng nếu chức vụ mà đem đấu thầu thì hệ thống hành chính chắc phải đổi là hệ thống hành chính tiền tệ.

Bộ trưởng Công thương: Vấp ngã trong công tác cán bộ là bài học cảnh tỉnh

Bộ trưởng Công thương: Vấp ngã trong công tác cán bộ là bài học cảnh tỉnh

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, những vấp ngã trong công tác cán bộ là bài học cảnh tỉnh, răn đe để Bộ tái cơ cấu bộ máy.

Thu Hằng