1. Ông là ai?

  • Mạc Đĩnh Chi
  • Nguyễn Trực
  • Giang Văn Minh
  • Khương Công Phụ
Chính xác

Khương Công Phụ (731 – 805), tự là Đức Văn, quê ở huyện Quân Ninh, Ái Châu. Tổ tiên của ông đến từ Cam Túc, Trung Quốc, vì vậy ông là người Việt gốc Hoa. 

Năm Canh Tý 780, ông cùng người em là Khương Công Phục sang Trung Quốc dự thi và đỗ Trạng nguyên, còn em của ông cũng đỗ tiến sĩ. Sự kiện này đã gây chấn động kinh đô Trường An lúc bấy giờ.

2. Quê ông ở vùng đất Ái Châu, thuộc quận Nhật Nam. Đây là địa phương nào của Việt Nam ngày nay?

  • Nam Định
  • Cao Bằng
  • Thanh Hóa
  • Quảng Bình
Chính xác

Trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3, nơi Khương Công Phụ sinh ra thuộc huyện Quân Ninh, Ái Châu, quận Nhật Nam (ngày nay là xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). 

Theo tộc phả của họ Khương ở Thạch Thất (Hà Nội), ông nội Khương Công Phụ là thứ sử Ái Châu Khương Thần Dực. Cha ông là Khương Văn Đĩnh, cũng làm đến chức huyện thừa tiến sĩ.

3. Khương Công Phụ đã thi đỗ trạng nguyên và làm quan dưới triều đại nào của Trung Quốc?

  • Nhà Hán
  • Nhà Đường
  • Nhà Tống
  • Nhà Minh
Chính xác

Năm 780, Khương Công Phụ thi đỗ trạng nguyên tại Trung Quốc dưới thời vua Đường Đức Tông. Thậm chí, ông còn được vua Đường đặc cách giữ chức Hiệu Thư Lang. Sau đó, ông làm đến chức Gián nghị đại phu, rồi Tể tướng.

Đương thời, ông nổi tiếng là người cương trực, thẳng thắn, không sợ cường quyền. Khi vua Đường làm sai, ông cũng mạnh dạn góp ý can ngăn. Đây là việc ngay cả những vị đại quan gốc Hán cũng không dám làm.

4. Sau này, vì can ngăn vua, ông đã bị vua Đường xử tội như thế nào?

  • Xử trảm
  • Giáng chức
  • Tịch thu tài sản
  • Lao động khổ sai
Chính xác

Năm đó, con gái vua Đường qua đời khi còn trẻ. Vua vì quá đau lòng đã xuất rất nhiều tiền để xây dựng lăng tẩm nguy nga, tráng lệ. Khương Công Phụ thấy đây là việc làm không hợp lý liền tỏ ý can ngăn. 

Vua tức giận, giáng ông xuống chức quan tầm thường rồi đẩy đi những tỉnh xa xôi. Đến năm 805, vua Đường Thuận Tông lên ngôi và thăng cho ông làm Thứ sử Cát Châu. Tuy nhiên, vì già yếu, ông đã qua đời trước khi nhậm chức.

5. Ngày nay, người Trung Quốc đã lấy danh xưng của ông để đặt tên cho nơi nào?

  • Con đường
  • Con sông
  • Ngọn núi
  • Thành phố
Chính xác

Trong 14 năm bị vua Đường đẩy đi biệt phái tại Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ông đã tự làm nhà dưới chân núi Cửu Nhật Sơn để sinh sống. Người dân quanh vùng đã đặt tên một đỉnh núi cao là “Khương tướng phong” để tưởng nhớ ông. Hiện nay, vẫn còn đền thờ Khương Công Phụ tại sườn Tây núi và lăng mộ của ông bên trong núi.

Ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam cũng có 2 đền thờ ông ở huyện Hoằng Hóa và huyện Yên Định. Tương truyền, đền tọa tại Yên Định được xây trên chính nền nhà xưa nơi vị trạng nguyên lớn lên. Hiện đền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.