Sáng 12/11, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu và có một số đại biểu tranh luận. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ đăng đàn trong 95 phút để làm rõ một số nội dung và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Trước đó, chiều 11/11, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đăng đàn trả lời chất vấn sau khi phiên chất vấn với Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kết thúc. 

Xem video phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng KH&ĐT chiều 11/11 (phần 1):

 

 

Xem video phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng KH&ĐT chiều 11/11 (phần 2):

 

 

Xem video phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng KH&ĐT sáng 12/11 (phần cuối):

 

 

Nhóm vấn đề chất vấn gồm: Giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình mới; các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. 

{keywords}
Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng

Công tác chuẩn bị đầu tư, việc phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2021; giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các dự án trọng điểm quốc gia. Tiến độ thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển.

Người trả lời chất vấn là Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng.

Các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Xem phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long TẠI ĐÂY.

Xem phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung TẠI ĐÂY.

Xem phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn TẠI ĐÂY.

 

12/11/2021 | 10:00

9h53

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo giải trình làm rõ thêm một số vấn đề ĐB quan tâm và trả lời chất vấn. Thời gian chất vấn đến 11h20.

>>Mời quý độc giả xem TẠI ĐÂY.

Thủ tướng trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội trong 95 phút

Thủ tướng trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội trong 95 phút

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đăng đàn trong 95 phút để làm rõ một số nội dung và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

 

 

Thu gọn
12/11/2021 | 09:48

9h23

Chủ tịch QH kết luận phiên chất vấn của Bộ trưởng KH&ĐT: Từ chiều qua đến sáng nay, có 29 ĐB đăng ký và thực hiện chất vấn, 7 ĐB trực tiếp tranh luận.

Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi với tinh thần trách nhiệm cao, các ĐB đặt câu hỏi ngắn gọn, trúng, đúng, đi thẳng vấn đề.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, 6, 10. Bộ trưởng là một trong những người dày dạn kinh nghiệm chất vấn. Với tinh thần cầu thị, Bộ trưởng trả lời đầy đủ, thẳng thắn đa số các câu hỏi, mỗi vấn đề đều có định hướng phương án thời gian tới.

Chủ tịch QH đề nghị Bộ KH&ĐT thực hiện một số nhiệm vụ thời gian tới, như thiết kế các chương trình phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch. Về đầu tư công, Bộ cần tham mưu Chính phủ phân tích, đánh giá kỹ lưỡng thực trạng tình hình, xác định trách nhiệm tổ chức liên quan, trong đó có người đứng đầu, từ đó có các giải pháp...

 

Thu gọn
12/11/2021 | 09:46

9h10

Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế số Việt Nam

Trả lời câu hỏi của ĐB Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) về đường vành đai 3, vành đai 4, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, đã có trong quy hoạch về phát triển mạng lưới đường bộ của VN, đây là 2 tuyến quan trọng có ý nghĩa lớn về KTXH. Không những vậy, còn giúp giảm tắc nghẽn cho TP.HCM, mở ra không gian cho cả vùng Đông, Tây Nam Bộ nên tuyến đường này cần đầu tư sớm.

{keywords}
Quang cảnh phiên chất vấn.

Bộ trưởng cho biết cần tính toán nguồn lực để đảm bảo tính khả thi, Chính phủ đã giao TP.HCM có trách nhiệm xây dựng dự án này, các tỉnh khác cũng đang tham gia. Bộ ủng hộ, nếu địa phương khó khăn thì T.Ư hỗ trợ một phần để thực hiện ngay tuyến đường này.

Ý kiến ĐB Thân về sửa Luật DN nhỏ và vừa, Bộ trưởng cho biết đây là luật mới ban hành, Chính phủ cũng mới có Nghị định 80 để hướng dẫn thực hiện luật này. Còn vấn đề gì cần hỗ trợ tiếp, Chính phủ đang chỉ đạo rà soát bổ sung vào Nghị định 80.

Bộ trưởng cho rằng thời gian tới tập trung thực hiện hiệu quả Nghị định 80, hỗ trợ cho cụm liên kết ngành, chuyển đổi số cho DN cần làm ngày. Còn sửa luật theo Bộ trưởng chưa nên.

Trả lời ĐB Anh về kinh tế sáng tạo, Bộ trưởng giải thích KT sáng tạo hay KT số chưa có nghiên cứu cụ thể, theo thông báo của google tiềm năng KT sáng tạo của chúng ta tăng trưởng khoảng 29-30%.

Nghị quyết ĐH Đảng đưa ra mục tiêu năm 2025 KT số chiếm 20% GDP, 2030 chiếm 30%. Chính phủ đã giao Bộ TT&TT xây dựng chuyển đổi số quốc gia, xây dựng chiến lược phát triển KT số VN. Trước hết hỗ trợ xây dựng hạ tầng số, tập trung chuyển đổi số của cơ quan nhà nước, xây dựng cơ sở dữ liệu, hỗ trợ chuyển đổi số nhanh cho DN Việt Nam.

Thu gọn
12/11/2021 | 09:33

8h46

Không nhất thiết xong quy hoạch cấp trên mới lập quy hoạch cấp dưới

Tiếp tục trả lời chất vấn, với câu hỏi về quy hoạch của ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc lập quy hoạch là vấn đề quan trọng. Ông thừa nhận, sau khi ban hành luật quy hoạch, việc triển khai còn chậm. Nguyên nhân khách quan là lần đầu tiên chúng ta làm quy hoạch tổng thể, mà chỉ là quy hoạch từng ngành theo địa bàn, vùng.

Bộ đã xây dựng xong khung định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia để trình Thủ tướng; quy hoạch 5 vùng kinh tế còn lại cũng cơ bản xong tới phần nghiên cứu và đang lấy ý kiến hoàn thiện, sẽ trình Thủ tướng sớm nhất trong tháng 11-12 để các địa phương, bộ ngành dựa trên khung định hướng này lập quy hoạch của ngành, địa phương mình mà không nhất thiết chờ xong quy hoạch cấp trên mới lập quy hoạch cấp dưới.

Với các quy hoạch ngành, theo Bộ trưởng KH&ĐT có 19/38 quy hoạch hoàn thành; quy hoạch tỉnh có 20/63 tỉnh hoàn thành.

Về tiến độ, Thủ tướng có 2 nghị quyết đôn đốc vấn đề này. Các quy hoạch ngành, tỉnh phải hoàn thành trước 31/12/2022. Bộ đang đôn đốc các bộ ngành, địa phương để hoàn thiện.

Trả lời ĐB Triệu Thị Ngọc Diễm (Sóc Trăng) về đường ven biển, Bộ trưởng Dũng thống nhất như Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã nói. Ông cho biết đây là dự án ODA nên không chỉ thực hiện 1 quy trình trong nước mà còn phải phụ thuộc, thực hiện quy trình thủ tục của nước ngoài, nên mất thời gian hơn.

Bộ trưởng nhận định nếu không làm nhanh theo thủ tục rút gọn hay quy trình đặc biệt thì khó triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

Bộ trưởng cho biết sẽ ghi nhận ý kiến ĐB và cùng bộ, ngành nghiên cứu để hài hòa hóa các thủ tục trong nước và nước ngoài để làm sao đảm bảo quy định nhưng rút ngắn thời gian, mục tiêu là triển khai ngay trong 2021-2025 để giúp ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trả lời ĐB Đỗ Đức Hồng Hà về môi trường đầu tư kinh doanh, Bộ trưởng thông tin, môi trường đầu tư kinh doanh của chúng ta có bước tiến quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việt Nam liên tục thăng hạng. Chúng ta có Nghị quyết 02, 19 về cải cách thủ tục hành chính môi trường đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết còn những vấn đề cần rà soát, điều chỉnh để có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn và hấp dẫn hơn để DN trong và ngoài nước tham gia. Nhất là hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính, điều kiện về đất đai, hạ tầng, nhân lực. Thái độ thân thiện của các địa phương đối với các nhà đầu tư cũng ảnh hưởng không nhỏ.

Về huy động, sử dụng nguồn lực, Bộ trưởng cho biết có nhân lực, vật lực, tài lực; nếu huy động được cả 3 nguồn này một cách tốt nhất thì sẽ có kết quả tốt như vừa qua. Nhưng ở đâu đó vẫn còn lãng phí, thất thoát, chưa hiệu quả.

Trong kế hoạch 5-10 năm phải huy động trong dân, phải phân bổ hiệu quả để phát triển đất nước.

Về liên kết vùng, Bộ trưởng cho hay đây là vấn đề quan trọng nhưng chưa làm được nhiều do không có thể chế chính quyền vùng, ngân sách vùng, không có cơ chế điều phối để liên kết vùng.

Thời gian tới, Bộ đã được giao và sẽ nghiên cứu để bắt đầu từ quy hoạch vùng có tham mưu cho Chính phủ đầu tư công trình mang tính liên vùng. Lúc đó, liên kết vùng mới thực sự có hiệu quả.

Thu gọn
12/11/2021 | 09:27

8h37

Tiếp tục giảm thuế, phí

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình về vấn đề chính sách tài khóa.

Theo Bộ trưởng, công cụ để thực hiện chính sách tài khóa là công cụ thuế, thu ngân sách, nợ, chi ngân sách. Kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ linh hoạt, đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Đối với chính sách thuế, thời gian tới Bộ tiếp tục đề nghị với Chính phủ, QH sẽ thực hiện như năm 2021 như giảm hoãn thuế, giảm 30 loại phí, miễn giảm các loại thuế... sẽ giảm bớt những khó khăn cho DN.

Nhưng đồng thời tập trung thu trên nền tảng số và sàn thương mại điện tử, phát hành hóa đơn điện tử để tránh hóa đơn giả, tránh trục lợi trong hoàn thuế, tránh trốn thuế.

Chúng ta còn dư địa hay không? Theo Bộ trưởng, hiện nay nếu tính theo GDP cũ thì nợ công là 56,8%, vượt ngưỡng cảnh báo là 55%, đây là vấn đề phải cân nhắc.

Dư nợ Chính phủ là 51,5% nếu tính theo GDP cũ, còn GDP mới là 40,5%.

“Chúng tôi ủng hộ các gói kích cầu để phát triển kinh tế tuy nhiên phải có hiệu quả để tăng thu ngân sách và giữ được bội chi. Tăng bội chi ngân sách năm 2022-2023, nhưng sẽ giảm bội chi ngân sách các năm tiếp theo, làm cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững”, Bộ trưởng Tài chính nói.

Về thực hiện gói kích cầu, Bộ trưởng cho hay, nếu bỏ ra mỗi năm 20.000 tỷ, tức 2020-2023 là 40.000 tỷ, thì với giải pháp hỗ trợ cho DN khoảng 4% thì huy động được khoảng 1 triệu tỷ để bỏ vào nền kinh tế, việc này không làm tăng bội chi ngân sách và nợ công, vì nguồn này trong nguồn chưa phân bổ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng băn khoăn là khi ta bỏ tiền rồi thì tiền này nền kinh tế có hấp thụ được không và hấp thụ trong lĩnh vực nào.

“Chúng tôi nghĩ tiền này chỉ có ném vào nền kinh tế khi yêu cầu các dự án đầu tư công để dẫn dắt đầu tư tư, các dự án, công trình trọng điểm, những lĩnh vực tạo nên đột phá tăng trưởng. Rõ ràng yêu cầu chúng ta phải chuẩn bị, nếu chưa chuẩn bị thì phải chuẩn bị nhanh, lập dự án trong điều kiện đặc biệt thì mới tiêu được tiền ở các gói kích cầu và được thực hiện đồng bộ...”, Bộ trưởng nêu.

Về công cụ chi ngân sách, chúng ta tiết kiệm chi thường xuyên, cả chi phát triển, đã đầu tư là phải có hiệu quả, nếu không có hiệu quả mà kéo dài thì phải sắp xếp lại, phải lấy nguồn vốn của dự án này đưa vào dự án khác hiệu quả hơn.

Về chi đầu tư, giảm 10% chi thường xuyên và trong dự toán phân bổ ngân sách đã phân bổ cho các tỉnh, bộ ngành. Vừa qua đã cắt giảm 10% so với định mức Uỷ ban TVQH ban hành, trong quá trình điều hành sẽ tiếp tục cắt giảm 10% nữa.

Về giải ngân thấp, Bộ trưởng cho rằng có một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ thể chế.

Thu gọn
12/11/2021 | 09:21

8h30

Tiếp tục giảm lãi suất từ nay đến cuối năm

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thống đốc NHNN trả lời thêm về khả năng giảm lãi suất cho vay, giải pháp của ngân hàng hỗ trợ người dân, phục hồi phát triển kinh tế.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, đại dịch tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và người dân. NHNN thời gian qua thực hiện chỉ đạo quyết liệt và là một trong những bộ ngành đã vào cuộc trách nhiệm với 3 lần giảm lãi suất điều hành, tổng mức giảm 1,5-2% từ đầu năm 2020, khi đại dịch mới xuất hiện.

{keywords}
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng làm rõ một số vấn đề liên quan.

“Đây là mức giảm sâu so với các nước trong khu vực”, bà Hồng đánh giá. NHNN cũng kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm lãi mức suất đối với khoản cho vay cũ, cho vay mới, mặt bằng giảm khoảng 1,66% so với trước khi có dịch. Từ khi có dịch đến nay thì tổng mức giảm lãi suất khoảng 30.000 tỷ đồng, sẽ tiếp tục thực hiện giảm từ nay đến cuối năm. Hệ thống ngân hàng cũng giảm phí, mức giảm tương đương 2.000 tỷ đồng, giúp giảm chi phí đầu vào của DN và người dân.

Với dư địa chính sách tiền tệ, Thống đốc cho rằng nhiệm vụ của NHNN là điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Để xác định dư địa còn tiếp tục giảm được lãi suất hay không, Thống đốc cho biết theo đánh giá thì năm 2021 khả năng lạm phát vẫn đạt mục tiêu dưới 4%. Đến hết tháng 10/2021 lạm phát mới tăng 1,81%.

Nhưng đến năm 2022 lạm phát đang có áp lực lớn. Bà phân tích, các nền kinh tế lớn dần phục hồi nên giá hàng hoá trên thế giới đang có xu hướng gia tăng. Các nước phát triển cũng đang đối diện lạm phát tăng cao lịch sử, Mỹ tăng 5,3% tháng 9.

Độ mở kinh tế Việt Nam lớn nên có áp lực rủi ro của lạm phát nhập khẩu như một ĐBQH phát biểu.

Trong nước, nợ xấu ngân hàng gia tăng. Thời gian qua, ngân hàng giảm lãi suất bằng chính nguồn lực của mình, không từ ngân sách nên nếu nợ xấu tăng thì ngân hàng phải dùng nguồn lực để xử lý.

Nếu tình hình tài chính của ngân hàng suy giảm sẽ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống, việc này đã có bài học của thời gian trước, khi mà tăng tín dụng cao, thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2008, không tính toán cẩn thận thì có rủi ro lạm phát quay lại năm 2011, có lúc đến 18%.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất nhưng phải đảm bảo mức độ an toàn của từng tổ chức tín dụng và hệ thống. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tính toán các gói hỗ trợ lãi suất hợp lý, trên cơ sở ổn định vĩ mô, phòng ngừa rủi ro lạm phát.

Thu gọn
12/11/2021 | 09:06

8h27

ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đánh giá công tác lập quy hoạch hiện nay đang được triển khai ở bước lập quy hoạch, xin ý kiến, thẩm định và chưa có quy hoạch quốc gia nào được phê duyệt. Bộ trưởng đánh giá như nào về tiến độ lập quy hoạch quốc gia, giải pháp nào đến năm 2022 cơ bản hoàn thành lập quy hoạch quốc gia giai đoạn 2021-2030?

ĐB Triệu Thị Ngọc Diễm (Sóc Trăng) đặt vấn đề về đầu tư tuyến đường ven biển ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng đối với KTXH, QPAN. Bộ trưởng đã trả lời việc vay ODA 2 tỷ USD sẽ mất nhiều thời gian, Bộ trưởng có giải pháp gì để hỗ trợ ĐBSCL đẩy nhanh tốc độ giải ngân?.

ĐB Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) cho biết cử tri quan tâm 3 vấn đề: môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, minh bạch; chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực. Trách nhiệm của Bộ trưởng và giải pháp?

Thể chế phát triển điều phối kinh tế vùng chưa được quan tâm nên liên kết vùng lỏng lẻo. ĐB chất vấn Thủ tướng.

Thu gọn
12/11/2021 | 09:03

8h10

Doanh nghiệp yếu chưa được hỗ trợ đúng mức

ĐB Trịnh Xuân An (Đồng Nai) bày tỏ, chiều qua Bộ trưởng đánh giá các DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động khả quan. Nhưng ông An cho rằng còn nhiều khó khăn cần được đánh giá kỹ hơn.

Hiện nay 9 tháng đầu năm có 90.291 DN rút lui khỏi thị trường, chủ yếu là DN quy mô nhỏ thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ. Những DN này sẽ rất khó hồi phục nên phải đánh giá kỹ biện pháp hỗ trợ. Ông An cũng nhấn mạnh vai trò của các ngân hàng trong gói hỗ trợ, cần điều chỉnh mức lãi suất hợp lý. Nếu số doanh nghiệp này không hồi phục kịp thời, mức tăng trưởng 6,5% GDP sẽ rất khó khăn.

ĐB Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) tranh luận: Các chuyên gia đã tính toán hỗ trợ an sinh xã hội, hồi phục kinh tế thì gói này cần đủ lớn, khoảng 3-4% GDP, trong đó có chi tiền mặt chứ không phải cả 3-4% GDP là tiền mặt. Nếu gói không đủ lớn thì lỡ nhịp với các nước trong phục hồi, kéo theo nhiều hệ lụy.

{keywords}
Đại biểu Nguyễn Văn Hiển - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đặt câu hỏi chất vấn.

Qua nghiên cứu báo cáo Chính phủ, ĐB thấy không thể hiện rõ tổng mức chi gói tài khóa, tiền tệ. Còn riêng lẻ thì cần có kế hoạch tổng thể, cần thống kê các gói, bao gồm cả tài khóa tiền tệ và các gói khác đã và đang dành cho phục hồi kinh tế. Ông cho rằng đây là cơ sở quan trọng để phục vụ chương trình tổng thể, điều hành kinh tế vĩ mô chính xác hơn.

Trả lời ĐB Trịnh Xuân An, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, khó khăn hiện nay của doanh nghiệp tập trung chính vào vấn đề tổng cầu, khi sản lượng, doanh thu giảm mạnh. Thứ hai là khó khăn dòng tiền, không có sản xuất thì không có nguồn thu. Thứ ba, khó khăn về chi phí đầu vào, vận chuyển đang tăng rất cao. Thứ tư, thiếu hụt nguyên liệu. Thứ năm là chuỗi cung ứng sản xuất tiêu dùng gián đoạn, lưu thông hàng hóa khó khăn. Cuối cùng là khó khăn về chuyên gia, lao động.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của ĐBQH.

Sau khi có Nghị quyết 105, 128 của Chính phủ, Bộ trưởng cho biết, tinh thần doanh nghiệp đã tích cực hơn, đã mở cửa tái sản xuất.

Tại các KCN phía nam, 92-96% doanh nghiệp đã khôi phục sản xuất, 70-75% lao động trở lại. Dự kiến đến quý I năm sau, 100% doanh nghiệp sẽ khôi phục hoạt động hoàn toàn.

Thừa nhận thực trạng mà ĐB An nêu, Bộ trưởng cho biết vừa qua các chính sách hỗ trợ mới chủ yếu hướng tới doanh nghiệp khỏe, có doanh thu, có lợi nhuận. Song, doanh nghiệp yếu, bị mất doanh thu thì chưa được quan tâm, hỗ trợ đúng mức.

Các doanh nghiệp nhỏ chưa được hỗ trợ trực tiếp bằng các chính sách tài khóa, mới chỉ ở chính sách chung. Bộ trưởng lưu ý vấn đề này để tham mưu Chính phủ có chính sách cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn hiện không có doanh thu, không có lợi nhuận.

Trả lời ĐB Nguyễn Văn Hiển về gói hỗ trợ và chính sách tiền tệ, Bộ trưởng cho biết, nếu không nới trần nợ công và nới trần bội chi thì sẽ không có nguồn lực để phục hồi, phát triển, Nhưng nếu nới cao quá, kiểm soát không được sẽ dẫn đến hệ lụy lâu dài cho nền KT thì còn nguy hiểm hơn.

Bộ trưởng cho hay, các bộ ngành đang tính toán thận trọng kỹ lưỡng, chưa đưa ra kịch bản cụ thể. Sẽ báo cáo Quốc hội sau.

 

Thu gọn
12/11/2021 | 08:38

8h ngày 12/11

Kịch bản hồi phục bám theo diễn biến dịch bệnh

Bộ trưởng KH&ĐT trả lời 4 câu hỏi của 4 ĐBQH đặt ra trong cuối giờ chiều qua. Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Thị Việt Nga về cách tiếp cận xây dựng chương trình khôi phục nền kinh tế sau đại dịch, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu 7 định hướng lớn.

Đầu tiên là tiếp cận theo diễn biến của tình hình dịch bệnh, tiến độ tiêm vắc xin và khả năng cung ứng thuốc điều trị khi chuyển sang trạng thái bình thường mới là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Từ đó, chủ động xây dựng phương án và kịch bản để đối phó.

Thứ hai, khi xây dựng chính sách theo hướng mở để có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế của các đối tượng cần hỗ trợ trong từng thời gian cụ thể.

Thứ ba, vừa hỗ trợ phục hồi nhanh trong ngắn hạn vừa lồng ghép với chiến lược, kế hoạch 5 năm trong dài hạn.

Thứ tư, các chính sách phải bảo đảm kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế như an toàn tài chính quốc gia, hoạt động của các tổ chức tín dụng và các chỉ tiêu về nợ công, lạm phát..."Phải đảm bảo các chỉ tiêu này", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thứ năm, các chính sách này hướng tới tác động cả về phía cung và phía cầu, cả về kinh tế và an sinh xã hội, lao động việc làm và phải có trọng tâm, trọng điểm.

Thứ sáu, phù hợp với khả năng huy động và trả nợ.

Cuối cùng là có nhóm giải pháp kiểm soát, giám sát chặt chẽ trong việc thực hiện để đạt các mục tiêu đề ra trong chương trình.

Lao động về quê: Chưa có kinh nghiệm ứng phó

Về câu hỏi: Từ những làn sóng người lao động trở về quê trong đại dịch Covid-19, Bộ trưởng có suy nghĩ như thế nào về chiến lược đầu tư trên bình diện cả nước để hạn chế một cách căn cơ những làn sóng di cư tương tự như thế này trong tương lai không?" là câu hỏi của ĐB Nguyễn Anh Trí.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trước hết phải nhìn nhận vấn đề này theo hướng đầy đủ hơn. Phải coi đây là vấn đề rất lớn liên quan cả KTXH, an ninh trật tự xã hội, chưa có tiền lệ nên chưa có nhiều kinh nghiệm ứng phó, đối phó. Đây cũng là nhu cầu khách quan. Về chủ quan là do kinh nghiệm dự báo, ứng phó xử lý tình huống, đây là bài học quý rút ra từ thời gian chống dịch.

Về góc độ đầu tư, Bộ trưởng cho biết có 4 vấn đề: Quy hoạch, đầu tư, cơ chế chính sách, xây thị trường lao động để đảm bảo định hướng phát triển cân bằng hài hoà giữa vùng miền, địa phương, giảm hiện tượng này trong tương lai. Khi đó cung cầu lao động, phát triển vùng miền hợp lý thì lượng người di chuyển sẽ giảm đi.

ĐB Nguyễn Cao Sơn đặt câu hỏi về dịch bệnh tiếp tục phức tạp, khó dự báo, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng cao tác động đến đời sống nhân dân và phát triển KTXH. Chính phủ và Bộ KH-ĐT đã xây dựng các giải pháp, kịch bản gì để ứng phó với các diễn biến phức tạp này, quản trị được các rủi ro, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn trong thời gian tới.

Trả lời, Bộ trưởng cho biết tiếp cận theo 2 kịch bản, có chương trình phục hồi và không có. Từ đó xác định mức nợ công, bội chi lạm phát cho từng kịch bản. Bộ cùng Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tính toán sử dụng công cụ chính sách tài khóa như thế nào, khả năng hấp thụ nền kinh tế ra sao.

Bộ trưởng nêu quan điểm cần mạnh dạn hơn, để phục hồi phát triển kinh tế, phục hồi DN, vừa tăng trưởng, tăng quy mô nền kinh tế, vừa tăng thu ngân sách, đảm bảo an toàn nợ công, bội chi.

Công cụ quan trọng nhất theo Bộ trưởng là theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, nợ xấu, điều chỉnh linh hoạt cung tiền đảm bảo lạm phát, đảm bảo nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa thiết yếu, đầu tư công có trọng tâm trọng điểm, đảm bảo hiệu quả...

Thu gọn
11/11/2021 | 17:37

16h58

Chủ tịch Quốc hội cho biết, sáng mai Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng sẽ trả lời chất vấn của 5 ĐB, và có một số ĐB tranh luận.

17h: Quốc hội nghỉ.

{keywords}
Bộ trưởng KH&ĐT trả lời chất vấn các ĐBQH. Ảnh: VGP
Thu gọn
11/11/2021 | 17:30

16h40

ĐB Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) hỏi về gói hỗ trợ bằng khoảng 3 - 4% GDP thì Bộ trưởng chọn phương án gói hỗ trợ đủ liều nhưng vượt trần nợ công hay hỗ trợ không đủ lớn, không đủ liều, không đủ kịp thời? Câu hỏi này ĐB cũng gửi đến Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính.

ĐB Hà Phước Thắng (TP.HCM) quan tâm đến vấn đề liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, những định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả liên kết vùng trong giai đoạn tới?

ĐB cũng hỏi về những giải pháp trọng tâm để khôi phục kinh tế các tỉnh, thành phía Nam đang chịu tác động của dịch Covid-19?

Trả lời về gói hỗ trợ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, nếu chúng ta hỗ trợ bằng tiền tức là cung tiền ra thị trường thì nguy cơ tăng lạm phát.

“Về quan điểm tăng bội chi, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ nới bội chi và nới nợ công trong khoảng có thể kiểm soát được. Bởi vì nếu không nới thì rất khó có điều kiện tăng trưởng. Không tăng trưởng thì không đạt mục tiêu, không thực hiện được các mục tiêu kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm và khát vọng đến năm 2030, 2045 để đất nước trở thành nước phát triển thu nhập cao”- ông Dũng nhìn nhận .

Theo Bộ trưởng KH-ĐT, nếu như thế, chúng ta bỏ hết các cơ hội về cách mạng 4.0, từ thời kỳ dân số vàng, từ 17 hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

Những chuyển dịch mới, cấu trúc mới hình thành, chúng ta lại lỡ nhịp cuộc chơi, tụt hậu.

“Quan điểm của tôi là nên nghiên cứu nới nợ công và bội chi. Như vậy, vừa phát triển, vừa giải quyết việc làm, khi quy mô nền kinh tế lớn lên, GDP lớn lên thì tự khắc nợ công và bội chi giảm xuống, tất nhiên không thể tương ứng với số cũ nhưng chúng ta có thể chấp nhận được.

Còn chúng ta cứ dứt khoát không nới bội chi, không nới nợ công thì không có đầu tư, không có phát triển sẽ mãi trong vòng luẩn quẩn, bội chi và nợ công lúc nào cũng ở mức cao. Trong khi đó, lỡ hết các cơ hội cho phát triển”, Bộ trưởng phân tích.

Về liên kết vùng, Bộ trưởng KH-ĐT cho biết, đây là vấn đề lớn đã đặt ra nhưng thực hiện chưa được bao nhiêu. Do chúng ta thiếu quy hoạch vùng; thiếu nguồn lực đầu tư cho hạ tầng liên kết vùng; thiếu cơ chế điều phối, hợp tác, liên kết phát triển vùng. Ba vấn đề này đang làm.

Hiện không có chính quyền vùng, ngân sách vùng mà tỉnh nào làm tỉnh đó, không sử dụng ngân sách chung được nên rất khó “góp gạo thổi cơm chung”.

“Chúng tôi đứng ở giữa, khi lập quy hoạch vùng chúng tôi rất khó xử, làm thế nào để hài hòa cả vấn đề trong thời gian tới cần trao đổi, tính toán với các địa phương trình các cấp có thẩm quyền xem xét khoa học”, Bộ trưởng chia sẻ.

Về giải pháp phục hồi kinh tế phía Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chắc chắn cần có nghiên cứu riêng.

Hiện nay, Bộ đang nghiên cứu chương trình chung cho cả nền kinh tế. Các tỉnh phía Nam hết sức quan trọng trong đóng góp GDP cho đất nước, đến giải quyết việc làm, phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư. Hỗ trợ từ Trung ương và nỗ lực của địa phương như thế nào thì cũng cần chương trình phục hồi riêng cho các cực tăng trưởng. Chúng tôi báo cáo Thủ tướng rồi báo cáo lại các ĐBQH sau.

Thu gọn
11/11/2021 | 17:26

16h23

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho biết thêm, theo số liệu từ TP.HCM, các DN quay trở lại ở trong các KCN, khu chế xuất có tỷ lệ rất cao, nhưng các DN ở ngoài và doanh nghiệp thương mại dịch vụ lại có tỷ lệ hoạt động thấp.

Chủ tịch QH cho rằng, khi tính toán cần chỉ rõ các DN hoạt động là ở trong phạm vi nào. Chủ tịch đề nghị đoàn TP.HCM có thể cung cấp thêm thông tin này. Nếu không đánh giá sát và đúng tình hình thì khó lòng có được chiến lược và chính sách tổng thể để phục hồi và phát triển kinh tế xã hội

Thu gọn
11/11/2021 | 17:22

16h20

Bộ KH-ĐT không để chậm một giờ

ĐB Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn): Khu kinh tế cửa khẩu đóng vai trò quan trọng, những năm qua được đầu tư, tuy nhiên chưa đáp ứng nhu cầu, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của khu vực biên giới gắn với quốc phòng an ninh, đối ngoại.

Không những vậy, chưa tương thích với đầu tư phát triển của nước láng giềng. Qua đại dịch càng bộc lộ rõ khi lượng xe, hàng hóa lớn tập trung tại cửa khẩu đã gây ách tắc, ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu, gây khó khăn phòng chống dịch, an toàn giao thông...Giải pháp thời gian tới như thế nào?

ĐB Võ Thị Minh Sinh (Nghệ An) hỏi KTXH gặp khó khăn do tác động bởi dịch bệnh, Bộ trưởng có đề cập đến gói kích thích kinh tế, vậy gói kích thích trong điều kiện hiện nay nếu có là khi nào? Có gì giống và khác so với các gói hỗ trợ trước đây?

Theo Bộ trưởng đến khi nào nền kinh tế VN có thể coi là phục hồi?

ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) hỏi theo báo cáo của Chính phủ, do tác động của dịch trong 10 tháng đầu năm có hơn 97.000 DN rút lui khỏi thị trường, mặc dù con số này thấp hơn số DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động nhưng đây là thực trạng đáng lưu ý. Nguyên nhân và giải pháp?

{keywords}
ĐB Mai Thị Phương Hoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định đặt câu hỏi chất vấn

Chính phủ ban hành Nghị quyết 105 hỗ trợ cho DN, hộ kinh doanh, HTX gặp khó khăn do đại dịch, đây là động thái tích cực kịp thời, cử tri mong muốn khi dịch được kiểm soát thì DN được phục hồi nhanh chóng. Bộ trưởng đánh giá gì về kỳ vọng này, giải pháp đột phá nào?

ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) tranh luận, Bộ trưởng cho rằng vốn giải ngân chậm do địa phương nhưng dự án nhóm A và trọng điểm quốc gia do bộ, ngành Trung ương thẩm định. Do đó, nếu Bộ trưởng nói chậm giải ngân do địa phương thì “tội nghiệp địa phương quá”. ĐB đề nghị làm rõ địa phương nào chậm thì xử lý trách nhiệm, nhưng bộ ngành Trung ương thẩm định chậm cũng phải làm rõ trách nhiệm.

Trước tranh luận của ĐB Hòa, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, quyền thẩm định các dự án nhóm A là của địa phương, còn với các dự án quan trọng quốc gia thì Bộ KH-ĐT thẩm định trước khi trình Thủ tướng.

“Cái nào chậm trên Bộ KH-ĐT hay Trung ương hãy cho chúng tôi biết, tôi đảm bảo Bộ luôn nỗ lực không để chậm một ngày, một giờ nào hết. Còn quy trình, thủ tục nhiều bước, lấy ý kiến nhiều cơ quan nên có thể khi tổng hợp lại bị chậm, chúng tôi xin rút kinh nghiệm và sẽ cố gắng”, ông Dũng nói.

Về ý kiến ĐB Thái, Bộ trưởng cho biết có 28 khu kinh tế cửa khẩu, có 3 cửa khẩu quan trọng nhất: Móng Cái, Lào Cai, Tân Thanh, trước đây có chương trình mục tiêu hỗ trợ công trình hạ tầng, 3 cửa khẩu này được ưu tiên nhiều nhất trong 15 năm.

Riêng với Lạng Sơn, Bộ trưởng lưu ý cần hoàn thành tuyến đường Bắc Giang - Lạng Sơn.

Cuối năm nay 100% DN hoạt động lại

Về câu hỏi của ĐB Hoa, người đứng đầu ngành KH&ĐT cho biết giải pháp chia làm 2 giai đoạn: Năm 2020 tập trung vào duy trì, giữ chân lao động và cầm cự sản xuất. Năm 2021 thực hiện chính sách mở cửa lại nhanh nền kinh tế kết hợp phòng chống dịch tốt và chương trình phục hồi tới để cả nền kinh tế khôi phục trở lại.

Điều đặc biệt, ngay khi có Nghị quyết 105, 128, tình hình DN đã quay lại hoạt động rất nhanh, tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của KCN lớn, nhà máy xí nghiệp có nơi đã quay lại 80-90%. Bộ trưởng dự báo đến cuối năm nay có thể lấy lại công suất hoạt động DN 100%.

Các DN trước đây thua lỗ 40-60% bây giờ đã quay lại thành lập mới. Các DN trước dừng hoạt động đã quay lại nhiều. Nghị quyết 105 có 4 nội dung chính hỗ trợ, cộng đồng DN đánh giá cao, nhờ đó, các DN đã quay lại hoạt động để không bị chuyển đơn hàng.

Dẫn chứng riêng về tập đoàn Nike, Bộ trưởng thông tin có khoảng 200 DN với khoảng 500.000 lao động, khi tình hình căng thẳng họ đã chuyển 30% đơn hàng ra nước khác. Tuy nhiên, họ không chuyển hẳn ra bên ngoài mà chuyển sang hệ thống của họ ở nước khác. Nhưng hiện nay, họ đã quay lại 100% sau khi có Nghị quyết 128, 105.

Vừa qua, Thủ tướng gặp tại COP26, đại diện Nike đã cảm ơn Chính phủ, Thủ tướng. Họ cam kết tin tưởng và trở lại Việt Nam lâu dài. Cho thấy hiệu quả của chính sách trong thời gian tới.

 

Thu gọn
11/11/2021 | 16:56

16h12

Trả lời câu hỏi của ĐB Vũ Trọng Kim về "đầu tư núp bóng", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, vấn đề ĐB nêu ra là vấn đề lớn nên phía Bộ chưa có điều kiện nắm rõ chính xác tình hình thực tế tại địa phương ra sao.

Với trách nhiệm của Bộ KH&ĐT, Bộ trưởng cho biết sẽ nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ để có những chính sách, để quản lý nhà đầu tư "núp bóng" để thâu tóm đất, đặc biệt vùng ven biển, sát biên giới.

"Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao, cho phép chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu, báo cáo lại Chính phủ, Quốc hội sau”, ông nói.

ĐB Phạm Thị Kiều hỏi về giao thông kết nối, Bộ trưởng thống nhất và chia sẻ ý kiến này, Tây Nguyên nếu không được kết nối với Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung thì rất khó phát triển. Vấn đề này còn phụ thuộc vào quy hoạch giao thông của Bộ GTVT vừa trình.

Trả lời ĐB Vũ Tiến Lộc, Bộ trưởng cho biết con số 1,5 triệu DN được tính toán trên cơ sở tốc độ như vừa qua, tốc độ thành lập doanh nghiệp.

Kỳ vọng có thể phấn đấu được con số này. Nhưng đúng như ĐB nói, cần giải pháp đột phá. Hiện nay, đang triển khai luật DN nhỏ và vừa, Bộ sẽ tiếp tục hỗ trợ DN, tạo niềm tin để các DN bỏ tiền đầu tư thành lập DN.

“Ngoài ra, các chương trình chúng tôi đang làm như hỗ trợ chuyển đổi số, đầu tư các ngành nông nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy doanh nghiệp thời gian tới”- ông Dũng nói.

Liên quan đến hộ kinh doanh, Bộ trưởng đồng ý chúng ta phải thể chế hoá, luật hoá khu vực 5 triệu hộ kinh doanh với 8 triệu lao động.

Đến nay vẫn chưa có bộ luật nào. Tại nhiệm kỳ trước, Chính phủ có đề xuất bổ sung chung vào Luật DN, nhưng Quốc hội đề nghị nên tách ra thành luật riêng. Chúng tôi sẽ xây dựng luật riêng để phát huy tiềm năng lợi thế khu vực này, tạo điều kiện hỗ trợ cho họ chuyển sang thành lập DN. Góp phần thực hiện mục tiêu 1,5 triệu DN.

Bộ trưởng đánh giá: “Mục tiêu 1,5 triệu DN tôi cho rằng hoàn toàn có thể thực hiện được. Về Luật công nghiệp hỗ trợ, vấn đề này thuộc về trách nhiệm Bộ Công Thương, nhưng tôi ủng hộ. Muốn CNH-HĐH thì phải có công nghiệp phát triển, muốn công nghiệp phát triển thì có công nghiệp hỗ trợ phát triển, mà muốn phát triển thì phải có bộ luật riêng”.

Theo Bộ trưởng, nếu không có luật, muốn tạo chính sách khuyến khích rất khó. Nếu chỉ gia công thì GTGT rất thấp. Phải có luật riêng, thúc đẩy CN hỗ trợ, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ cao hơn. Bộ KH-ĐT hoàn toàn thống nhất ý kiến của đại biểu nên có luật về công nghiệp hỗ trợ.

Thu gọn
11/11/2021 | 16:52

16h06

ĐB Vũ Trọng Kim (Nam Định) tranh luận, ông cho biết nghe Bộ trưởng nói về "đất không sạch" cho nên đầu tư phát triển khó, như vậy sẽ có "đất bẩn", Chủ tịch QH nhắc kiểm tra giám sát vấn đề này.

ĐB cho biết tại kỳ họp 9, Quốc hội XIV có chất vấn 162.000 ha do người TQ sở hữu, trong đó có 63.000 đất biên giới, ĐBQH chất vấn việc này phải làm rõ ràng. Báo chí, cử tri có thắc mắc "người VN tiếp tục núp bóng mua cho người nước ngoài và chuyển nhượng quyền sử dụng đất".

Bộ KH&ĐT giám sát kiểm tra như thế nào, đề nghị Chính phủ có điều gì trong sửa luật đất đai, luật đầu tư. ĐB bày tỏ băn khoăn, vấn đề đầu tư như thế này không đảm bảo cho quá trình phát triển, sử dụng đất đai trong tới đây.

ĐB Vũ Thị Liên Hương (Quảng Ngãi) theo quy định Luật Đất đai, để có đất đấu giá phải GPMB, để GPMB tạo quỹ đất sạch phải có dự án đầu tư. Tuy nhiên, theo quy định Luật đầu tư công không có dự án GPMB tạo quỹ đất sạch, Bộ trưởng cho biết giải pháp gì?

{keywords}
Đại biểu Vũ Thị Liên Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi đặt câu hỏi chất vấn

ĐB Phạm Thị Kiều (Đắk Nông) hỏi một trong các nhiệm vụ giải pháp trong Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KTXH 2021-2025 đầu tư giao thông kết nối các tỉnh Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ nhưng qua báo cáo của Bộ KH-ĐT gửi ĐBQH chưa thấy triển khai. Bộ trưởng có giải pháp gì?

ĐB Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) nêu câu hỏi ngày mai, QH sẽ bấm nút thông qua đề án tái cấu trúc nền kinh tế thì trong đó vẫn giữ nguyên trong dự thảo có 1,5 triệu DN hoạt động hiệu quả năm 2025. ĐB cho rằng mục tiêu này không thể đạt được nếu không có giải pháp đột phá nào. Bộ đã chuẩn bị giải pháp đột phá gì?

Nền kinh tế nước ta vẫn là kinh tế gia công, gia công từ nông nghiệp và công nghiệp. Vì công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, Bộ có giải pháp đột phá gì?

Chính phủ có dự kiến gì cho dự án tổng thể để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển cho hộ kinh doanh nước ta, đây là khu vực kinh tế quan trọng liên quan đến hàng chục triệu hộ gia đình.

 

Thu gọn
11/11/2021 | 16:49

16h05

Trả lời ĐB Vũ Thị Lưu Mai, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, dự án giao cho cơ quan nào thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm. Trường hợp dự án của địa phương thì địa phương phải là bên chịu trách nhiệm, dự án của Trung ương thì trách nhiệm cũng thuộc về Trung ương.

Bên cạnh đó, với các dự án của Trung ương triển khai tại địa phương, nếu cấu phần nào đã bàn giao cho địa phương thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Lấy ví dụ về công tác giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng Dũng cho biết, hiện nay các dự án của Trung ương tại địa phương đều gặp khó khăn liên quan GPMB.

Vì vậy, trong đề án tách bồi thường và hỗ trợ tái định cư ra khỏi dự án đầu tư công sắp tới trình Quốc hội, Bộ KH- ĐT đang trình riêng phần GPMB với quy định giao lại cho địa phương xử lý hoàn toàn.

Ngoài ra, để thuận lợi cho địa phương, Bộ KH-ĐT cũng có đề xuất cho phép địa phương dùng cả ngân sách Trung ương cấp qua bộ, ngành và ngân sách địa phương để thực hiện công tác này.

“Nếu tách được và giao hẳn cho địa phương thì sẽ tách bạch được trách nhiệm 2 bên trong cùng một dự án. Khi đó, tiến độ dự án cũng sẽ được cải thiện”, Bộ trưởng KH-ĐT nhấn mạnh.

Thu gọn
11/11/2021 | 16:37

16h

Giải ngân vốn đầu tư công giờ không cần gặp nhau

Trả lời ĐB Tạ Văn Hạ về giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng KH-ĐT cho biết, vấn đề không nằm ở luật pháp. "Vấn đề đầu tư công đến nay rất rõ ràng và đầy đủ, trên tinh thần phân cấp triệt để cho các địa phương, không còn vấn đề gì lên đến Trung ương. Chúng tôi quản lý chung cũng bằng hệ thống CNTT, không cần gặp nhau hay giấy tờ", ông Dũng khẳng định.

Theo Bộ trưởng, các nội dung bộ, ngành, địa phương đều đưa lên hệ thống, rất thông thoáng và đồng bộ.

"Thấy đúng thì Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng, không phù hợp thì yêu cầu các tỉnh làm lại", Bộ trưởng nói.

Do đó, giải ngân vốn đầu tư công thấp "nằm ở tổ chức thực hiện.

Nhắc lại lời Chủ tịch QH, ông nói, tại sao cùng một thể chế mà có địa phương đã giải ngân 100% vốn, thậm chí còn vượt số được giao, ứng tiền ra trước để làm, mà có tỉnh chỉ giải ngân được 18%? Đến cuối năm nay, dự báo giải ngân không thể cao được bằng năm 2020, chỉ đạt 80-85%.

Nguyên nhân khác được Bộ trưởng nhắc đến là do các địa phương, bộ ngành thờ ơ hoặc chưa làm hết trách nhiệm, lập kế hoạch không sát, đề xuất vốn lớn nhưng thực tế không giải ngân được.

"Bộ KH&ĐT cũng có một phần trách nhiệm, như nể nang, không hết trách nhiệm, chỉ tổng hợp rồi đưa lên con số không sát thực tiễn, con số lớn nên gây áp lực cho tỷ lệ giải ngân. Do không sát thực tiễn nên dẫn đến phải điều chuyển vốn, trả lại vốn, hủy vốn, đầu tư không hiệu quả...

Chúng tôi xin nhận một phần trách nhiệm trong rà soát kế hoạch vốn mà các bộ, ngành, địa phương trình lên và xin hứa cố gắng khắc phục vấn đề này thời gian tới", ông Dũng nói.

Thu gọn
11/11/2021 | 17:00

15h47

ĐB Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) giơ biển tranh luận: Sau khi nghe ý kiến Bộ trưởng trả lời về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công.

Như đã biết thời gian qua, khi thảo luận về KTXH hàng năm cũng như cả giai đoạn thì vấn đề đầu tư công vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế, không chỉ giải ngân mà từ khi xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện, kết thúc dự án. Vấn đề này đã được nêu rất nhiều năm.

Ông nhất trí với phát biểu của Bộ trưởng là do khâu tổ chức thực hiện là chính. Từ khâu xây dựng kế hoạch không sát, không phải từ nhu cầu thực tế của địa phương mà có khi từ cơ sở, do DN xây dựng, lập kế hoạch, thậm chí chuyện điều chỉnh tư duy nhiệm kỳ, nên những cái nhiệm kỳ trước xây dựng là dự án này cần thiết, bức xúc, nhưng nhiệm kỳ sau lại xin điều chỉnh.

Với chuyện tồn tại nhiều năm như này, vai trò trách nhiệm của Bộ, là gác cửa tham mưu cho Chính phủ về lĩnh vực này. Giải pháp của Bộ KH&ĐT như nào để chấn chỉnh và khắc phục ngay tình trạng này?

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nói thêm, vấn đề này Bộ trưởng có phát biểu giải trình thêm.

Theo Chủ tịch QH, năm 2020 giải ngân đầu tư công đạt kỷ lục là 98%. Thể chế 2021 phải tiến bộ hơn 2020. Vì sao trong cùng 1 thể chế, pháp luật như nhau mà có đơn vị giải ngân cao, đơn vị giải ngân thấp. Vấn đề quan trọng, nguyên nhân khách quan, chủ quan, cốt lõi là gì, giải pháp là gì? “Đến hết 10 tháng nhưng chưa được 50%”, Chủ tịch QH nêu.

{keywords}
Chủ tịch QH điều hành phiên chất vấn



DN và người dân đều mong muốn có gói kích thích mới, nhưng toàn bộ số tiền ta có chưa tiêu hết “thì tiêu mới cái gì”. 16.000 tỷ của 3 chương trình mục tiêu quốc gia chưa phân bổ được đồng nào... Nếu chúng ta không làm rõ chuyện này thì Quốc hội chất vấn xong, có Nghị quyết rồi thì tình hình vẫn như vậy, trách nhiệm ở đâu vẫn chưa nói rõ.

Tình hình kiểm tra, giám sát, từng nguyên nhân vướng mắc giải quyết thế nào, chứ không thể nói chung chung. Chủ tịch QH đề nghị các cấp ngành, các bộ nói rõ chuyện này.

ĐB Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình): Bộ trưởng cho biết những chính sách và giải pháp cụ thể để phục hồi và phát triển kinh tế trong thời gian tới?

ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội): Loại trừ nguyên nhân do dịch bệnh, đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm trong chuyển nguồn rất lớn vốn đầu tư công thời gian qua?

Thu gọn
11/11/2021 | 16:25

15h21

Trả lời ĐB Ma Thị Thúy, Bộ trưởng cho biết, đại dịch chưa có tiền lệ, chưa từng gặp, tác động đến các mặt KTXH. Đối với thế giới có chính sách quyết sách rất nhanh và làm ngay. Các nước tiêm phủ vắc xin nhanh cùng với phục hồi kinh tế, các nước này phát triển kinh tế rất nhanh.

Ông Dũng dẫn thông tin từ IMF cho thấy tăng trưởng GDP của Mỹ tăng tới 27,9% trong khi chấp nhận tăng nợ công thêm 21%, đẩy tỷ lệ nợ công của nước này lên 133% GDP. Trong khi đó, Trung Quốc có mức tăng trưởng 6,1% GDP đồng thời tăng nợ công thêm 9,7%, đẩy tỷ lệ nợ công tương ứng 66,8% GDP…

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

Về chính sách tài khoá, các nước đều tăng cho y tế và phòng chống dịch, trợ giúp xã hội, với phương thức cấp tiền mặt, hỗ trợ lương thực, tiền điện, miễn giảm thuế phí thu nhập doanh nghiệp, VAT, hỗ trợ dòng tiền cho ngành, lĩnh vực ưu tiên, đầu tư hạ tầng.

Bộ trưởng lấy ví dụ ở Mỹ đã chi 1.200 tỷ USD đầu tư cho hạ tầng, kích thích tăng trưởng cho dài hạn.

Về chính sách tiền tệ, họ duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp và tăng tín dụng, nới lỏng điều kiện hỗ trợ lãi suất, giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ưu đãi miễn giảm thuế và hạn chế chi trả cổ tức bằng tiền…

Bộ trưởng cho biết, quan điểm, mục tiêu, phạm vi và đối tượng của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế, sau khi nghiên cứu ý kiến chuyên gia và tình hình thực tiễn.

Quan điểm là: quy mô đủ lớn; thời gian thực hiện phù hợp, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối lớn của nền kinh tế; hỗ trợ cả phía cung, cầu; linh hoạt, phù hợp chính sách tài khoá, tiền tệ; gắn kết với các chiến lược phát triển KTXH 10 năm... Tập trung vào các chính sách tác động ngay, kịp thời để hỗ trợ, tính đến cả những vấn đề dài hạn. Giữa các chính sách, giải pháp thì có cơ chế cụ thể để đảm bảo khả thi, hỗ trợ thì có trọng tâm, trọng điểm.

Việc thực hiện đảm bảo chủ động sản xuất kinh doanh cho DN để hoạt động mọi điều kiện trước tác động. Nếu được Quốc hội thông qua thì thực hiện 2 năm 2022-2023, nếu được thì thực hiện ngay đầu năm 2022.

Trả lời ĐB Nguyễn Ngọc Sơn, Bộ trưởng khẳng định cơ sở để xác định các mục tiêu trên đều dựa trên tình hình thực tiễn, có tính đến khả năng chúng ta kiểm soát được dịch bệnh vào quý IV và khả năng phục hồi của nền kinh tế khi chúng ta mở cửa trở lại.

Đối với ý thứ hai của ĐB Sơn, Bộ trưởng cho biết chưa tính các gói phục hồi kinh tế vào tỷ lệ bội chi đề ra. “Nếu được Quốc hội thông qua, chúng tôi tính toán điều này làm tăng thêm bội chi khoảng 1% và có thể kiểm soát được”, ông Dũng nói.

Theo Bộ trưởng, khi kinh tế phát triển và quy mô của nền kinh tế tăng lên sẽ giải quyết được rất nhiều mục tiêu: Giải quyết được việc làm, tận dụng các cơ hội, các chỉ số về nợ công và bội chi cũng sẽ giảm đi.

Về ý kiến ĐB Âu Thị Mai tỷ lệ giải ngân thấp, Bộ trưởng cho biết giải ngân đầu tư công là vấn đề được nhiều ĐBQH, cử tri quan tâm, nêu tại nhiều kỳ họp Quốc hội nhưng chưa được giải quyết triệt để.

Nguyên nhân, Bộ trưởng cho biết, do công tác chuẩn bị dự án kém, chất lượng không cao, mang tính hình thức nhiều. "GPMB là câu chuyện muôn thuở chưa giải quyết được" Bộ trưởng nêu. Công tác đấu thầu, không được bố trí vốn đối ứng chung...

Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giãn cách xã hội gây thiếu nguyên vật liệu, thiếu lao động, chi phí tăng cao... Đây là năm đầu thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn. Khâu tổ chức thực hiện vẫn là khâu chính.

Về chương trình phục hồi và phát triển KTXH, Bộ trưởng cho biết chương trình này phải có quy mô đủ lớn, thời gian thực hiện phù hợp, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời, ông nhấn mạnh phải đảm bảo hỗ trợ cho cả cung và cầu của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cần thực hiện linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển KTXH 10 năm và kế hoạch phát triển KTXH 5 năm, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính công 5 năm, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế…

Đồng thời, Bộ trưởng cho biết chương trình cần tập trung vào những chính sách tác động ngay, kịp thời hỗ trợ đồng thời phải tính đến vấn đề dài hạn như xuất khẩu, tiêu dùng nội địa…

Chính sách và giải pháp phải gắn với cơ chế thực hiện để đảm bảo khả thi, hiệu quả, hỗ trợ phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với khả năng vay - trả của nền kinh tế.

Một điều kiện nữa là phải phục hồi phát triển nhanh trên cơ sở thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh theo tinh thần Nghị quyết 128.

“Đảm bảo chủ động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đảm bảo tăng trưởng 2021-2025 là 6,5-7%, chúng ta phải kiên định mục tiêu này”, ông Dũng nói và cho biết dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội về chương trình phục hồi kinh tế vào kỳ họp cuối năm. Chương trình dự kiến kéo dài trong 2 năm (2022-2023).

Dự án ODA kéo dài gây lãng phí có thể tạm dừng

Trả lời ĐB Trần Quang Minh về một số dự án ODA gây lãng phí, Bộ trưởng cho hay, ngoài thực hiện các thủ tục, luật trong nước, phải thực hiện theo quy trình thủ tục của nhà tài trợ, mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là trong đại dịch nên các dự án giải ngân chậm.

Ngoài ra, ông giải thích lao động, việc chuyên gia phải có giấy phép lao động và giấy xác nhận tư cách chuyên gia cũng là một trong những nguyên nhân khiến dự án ODA giải ngân chậm. Bên cạnh đó còn vướng mắc trong nhập khẩu máy móc, chuyên gia lao động vào vướng cách ly, không thể di chuyển giữa địa phương này với địa phương khác. Một số dự án do chúng ta triển khai, thực hiện không tốt.

Thời gian tới, Bộ cùng với bộ ngành địa phương dự án nào tháo gỡ được sẽ tập trung giải quyết ách tắc, dự án nào thực sự không hiệu quả thì bàn với nhà tài trợ đóng lại.

Thu gọn
11/11/2021 | 16:07

15h05

ĐB Ma Thị Thúy (Tuyên Quang): Bộ trưởng đánh giá những kinh nghiệm từ các gói hỗ trợ quốc tế. Quan điểm về mục tiêu phạm vi đối tượng của chương trình phục hồi, phát triển KTXH.

ĐB Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương): trong các chỉ tiêu KTXH 2021 Chính phủ trình Quốc hội, chỉ tiêu tốc độ GDP 6-6,5%, CPI 4%, bội chi NSNN khoảng 4%. Khi xây dựng những chỉ tiêu này đã dự báo hết nguy cơ gia tăng nhập khẩu lạm phát chưa, nhất là những hậu quả do tác động của dịch. Trong tỷ lệ bội chi nêu trên đã bao gồm gói hỗ trợ phục hồi KT mà Chính phủ trình Quốc hội hay chưa?

ĐB Âu Thị Mai (Tuyên Quang): Theo báo cáo Chính phủ đến 31/10/2021 tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cũng như giải ngân ODA còn đạt thấp. Nguyên nhân và giải pháp gì để thúc đẩy giải ngân?

ĐB Trần Quang Minh (Quảng Bình): Cử tri cho rằng việc sử dụng vốn đầu tư phát triển và vốn vay ODA thời gian qua một số nơi, một số dự án chưa hiệu quả, thậm chí vi phạm pháp luật. Bộ quản lý đến đâu và giải pháp thời gian tới?

Hiện nay khoảng cách chênh lệch các tỉnh, thành đang ngày càng rõ rệt, càng tỉnh khó khăn trong thu hút đầu tư so với các tỉnh có lợi thế, có cơ chế đặc thù. Bộ trưởng có chỉ đạo, định hướng, tham mưu như thế nào?

 

Thu gọn
11/11/2021 | 15:38

15h

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu trước chất vấn, ông cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ Bộ KH&ĐT đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua các kế hoạch đầu tư 5 năm giai đoạn 2021-2015, về kế hoạch phát triển KTXH, đầu tư công trung hạn, cơ cấu lại nền KT, quy hoạch lại các cấp các ngành và địa phương.

Bộ trưởng cho biết, đây là quyết sách để cụ thể hoá đường lối chính sách của Đảng, là căn cứ để các cấp, các ngành, địa phương triển khai trong giai đoạn tới.

Vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo, Bộ cũng tham mưu Chính phủ sửa đổi ban hành nhiều đạo luật quan trọng, với tư duy tầm nhìn đổi mới, tháo gỡ vướng mắc, tăng cường phân cấp phân quyền, tạo quyền chủ động cho các cấp các ngành trong đầu tư, sản xuất kinh doanh, để huy động sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển cho các địa phương, cả vùng, cả nước.

{keywords}
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời tham mưu ban hành nhiều chính sách chưa có tiền lệ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Ảnh: VGP

Mặc dù vậy, Bộ trưởng cho biết, với sự đồng ý của Quốc hội, Bộ đang phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi để khắc phục các khó khăn, vướng mắc này thông qua xây dựng 1 luật sửa 10 luật sẽ trình Quốc hội trong thời gian tới. Trong đó có 6 luật liên quan đến đầu tư sản xuất kinh doanh, tách GPMB ra khỏi dự án đầu tư cùng với các quy định thực hiện.

Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, từ đầu năm Bộ đã chủ động lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tổ chức khảo sát phối hợp với các cơ quan tham mưu chính sách chưa từng có tiền lệ để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đóng góp chung vào kết quả thực hiện kế hoạch năm 2020 và 10 tháng đầu năm 2021.

Bên cạnh các chính sách đã ban hành nhằm kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động sau thời gian bị ảnh hưởng của Covid-19, đưa đất nước phục hồi, thích ứng và phát triển bền vững, thực hiện thành công mục tiêu phát triển KTXH 2021-2025 và kế hoạch 10 năm 2021-2030, Bộ đang nghiên cứu tham mưu Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội để trình Quốc hội kỳ tới.

Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là vấn đề phức tạp quan trọng, tác động toàn diện, đòi hỏi kết hợp của nhiều bộ ngành, phù hợp với đất nước, do vậy Bộ mong muốn nhận được nhiều ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, có 30 ĐBQH đăng ký chất vấn Bộ trưởng KH&ĐT.

Hương Quỳnh - Thu Hằng - Trần Thường

Không tranh thủ 'cơ hội vàng' để vươn lên trong 10 năm tới là rất đáng tiếc

Không tranh thủ 'cơ hội vàng' để vươn lên trong 10 năm tới là rất đáng tiếc

Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, trong 10 năm nữa mà không tranh thủ “cơ hội vàng” để vươn lên thì rất đáng tiếc, lúc đó đã phải lo an sinh xã hội, “chưa giàu đã già rồi”.

Thu gọn