XEM CLIP:

Gốc sưa này có tuổi đời lên tới hàng trăm năm, được xem là gốc sưa lớn nhất được phát hiện tại tỉnh Quảng Bình với giá trị khoảng 17 tỷ đồng tại thời điểm năm 2014.

Trước đó, ngày 23/2/2014, hai cha con ông Nguyễn Văn Thời và Nguyễn Quang Huy cùng ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch trong khi đi đánh cá đã phát hiện gốc sưa lớn dưới lòng suối tại khu vực khe Troóc Vực, xã Phúc Trạch.

anh-1.jpg
Gốc gỗ sưa được người dân phát hiện ngày 23/2/2014 tại khu vực suối Khe Tróoc , xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch và được chuyển giao cho Bảo tàng Quảng Bình theo Quyết định số 60/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình ngày 13/01/2015.

Sau khi phát hiện, cha con ông Thời đã tìm cách trục vớt nhưng bất thành vì gốc sưa quá lớn và nặng. Phát hiện  sự việc, đến rạng sáng ngày 25/2, hàng ngàn người dân địa phương đã nhanh chóng kéo đến xem.

Ngay sau đó, lực lượng chức năng gồm: chính quyền địa phương, công an và kiểm lâm đã có mặt kịp thời để bảo vệ hiện trường. Đồng thời, triển khai nhiều phương án kỹ thuật, máy móc và sức người trục vớt gốc sưa lên bờ để xử lý theo quy định của Nhà nước.

anh 2.jpg
Gốc sưa này có tuổi đời hàng trăm năm này được xác định thuộc loại sưa mộc vàng (tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain) thuộc gỗ nhóm 1.

Đến ngày 26/2, sau khi tận dụng hết sức người và sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, gốc sưa mới được trục vớt thành công. 

Sau đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã quyết định đưa gốc sưa vào trưng bày tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh. Tại thời điểm năm 2014, gốc sưa này được ước tính có giá trị khoảng hơn 17 tỷ đồng.

Gốc cây sưa khủng với tuổi đời hàng trăm năm này được xác định thuộc loại sưa mộc vàng (tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain) thuộc gỗ nhóm I. Đường kính thân cây khoảng 1m, dài 1,8m; chiều rộng nhất của rễ ở gốc 2,5m và nặng trên 2,1 tấn.

anh 3.jpg
Đường kính thân cây khoảng 1m; chiều dài thân, gốc rễ 2,5m; chiều rộng nhất của rễ ở gốc 2,5m. Gốc gỗ bị rỗng ruột và có trọng lượng hơn 2 tấn

Được biết, gỗ sưa hay còn gọi gỗ huê là loại gỗ quý mà Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi mọc lên và phát triển nhiều ở các dãy núi đá, đặc biệt là trong Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Việc trưng bày gốc gỗ sưa tại bảo tàng sẽ làm cho người dân địa phương biết rõ về loại cây gỗ quý hiếm và có giá trị này để cùng chung tay giữ gìn cho môi trường sống.

Theo Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình, di vật được trưng bày tại bảo tàng là những vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc nghệ thuật. Nếu xét đến các đặc điểm trên thì gốc sưa này không có. Tuy nhiên, vì đây là bảo tàng tổng hợp nên gốc sưa có thể được trưng bày để minh họa cho đặc trưng của tỉnh nhà, làm phong phú các sản vật tự nhiên.

Đến thời điểm này, giá trị thực của gốc sưa hiện vẫn còn là ẩn số.

Một số hình ảnh về gốc sưa:

anh 4.jpg
Bộ rễ cực lớn mọc bao quanh thân, bị ngâm dưới bùn thời gian dài nên phần giác ngoài bị phân hủy hết chỉ còn phần ròng cứng khiến gốc sưa giá trị càng lớn.
anh 5.jpg
Cận cảnh bộ rễ khủng cực kỳ đẹp và giá trị của gốc sưa. Quá già và tác động bào mòn từ thiên nhiên tạo nên những vết nứt nhẹ rất đẹp mắt.
anh 6.jpg
Bên trong thân của gốc sưa bị rỗng hoàn toàn, quá già cỗi cộng thêm bị ngâm nước thời gian dài tạo nên hàng triệu đường nứt nẻ cực kỳ đẹp mắt.
anh 7.jpg
Đây được xem là gốc sưa lớn nhất được phát hiện tại tỉnh Quảng Bình với giá trị khoảng 17 tỷ đồng tại thời điểm năm 2014.
anh 9.jpg

Những đường vân gỗ cực đẹp như những hoa văn vẽ trên thân gốc sưa được tạo ra từ “mẹ thiên nhiên”.

anh 10.jpg
Du khách tò mò ghi lại hình ảnh gốc sưa.