Khu bảo tồn Bưng Sne cũng là địa phương giáp với tỉnh Đồng Tháp của Việt Nam. Rộng hơn 3.500 ha, khu bảo tồn này có khoảng 50 loài chim sinh sống với hơn 2 triệu con.

Theo Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Campuchia, kể từ ngày 17/3 đến nay, hàng ngàn con chim tại khu bảo tồn đã liên tục chết. Các mẫu xét nghiệm cho thấy những con chim này dương tính với virus H5N1.

Hiện Bộ này đang phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tỉnh Prey Veng để khoanh vùng và tìm giải pháp khống chế dịch bệnh.

{keywords}
Cảnh giác cao với dịch cúm gia cầm H5N1. Ảnh minh họa: Hồng Hạnh

Chính quyền tỉnh Prey Veng cũng đã cấm người dân không được phép vào khu vực bảo tồn và đặc biệt là cấm không được lấy chim bị bệnh di chuyển đi nơi khác hoặc để làm thức ăn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, H5N1 được phát hiện lần đầu tiên ở người vào năm 1997 và đã giết chết gần 60% người mắc bệnh. H5N1 là dạng cúm gia cầm phổ biến nhất, nó có thể gây chết cho chim và dễ dàng ảnh hưởng đến con người. 

Virus H5N1 có vật chủ chính là quần thể chim hoang dã (chủ yếu là vịt trời) và gia cầm (vịt, gà tây, gà, ngan, ngỗng). Bệnh lây truyền qua tiếp xúc với phân của chim hoặc gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc từ dịch tiết ở mũi, miệng hoặc mắt. Chợ trời và các địa điểm bán trứng và chim trong điều kiện đông đúc và mất vệ sinh, chính là nơi dễ nhiễm bệnh và có thể truyền bệnh sang cộng đồng đông dân cư.

Thịt hoặc trứng từ những con chim hoặc gia cầm bị nhiễm bệnh nếu chưa được chưa nấu chín hoàn toàn cũng có thể truyền bệnh cúm gia cầm. Do đó, để đảm bảo an toàn, thịt gia cầm cần được nấu chín hoàn toàn ở nhiệt độ ở bên trong gia cầm từ 74 độ C trở lên và trứng cần phải chín cả lòng đỏ và lòng trắng.

Hồng Hạnh