Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan

Có thể nói, cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý nhà nước đã được tỉnh Cao Bằng đưa thành chiến lược phát triển quan trọng của tỉnh. 

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh đã ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND phát động phong trào thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về cải cách hành chính, chuyển đổi số giai đoạn 2021- 2025.

Tỉnh Cao Bằng đang tích cực xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, thông suốt, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

Tỉnh đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiên phong, đi đầu trong việc cải cách hành chính, chuyển đổi số để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhằm xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, thông suốt, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tạo cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong thời kỳ mới.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính, chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của cải cách hành chính, chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến có tính đột phá, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Lấy người dân là trung tâm trong quá trình chuyển đổi số, mọi hoạt động của Chính quyền số đều hướng đến người dân, vì lợi ích của người dân, từng bước đưa công nghệ số vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cộng, nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng bằng cách ứng dụng hiệu quả công nghệ số; chú trọng tuyên truyền, phổ cập kỹ năng số cho người dân….

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp; đề xuất các giải pháp, sáng kiến, cách làm hay, hiệu quả trong thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Đặc biệt, kế hoạch thực hiện đột phá 6 nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương; lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi đề nghị giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính làm thước đo, đặc biệt là sự hài lòng của người dân doanh nghiệp khi thực hiện các hồ sơ thủ tục hành chính..

 70% người dân trong độ tuổi lao động biết sử dụng vụ công trực tuyến  

Trước đó, UBND tỉnh Cao Bằng cũng ban hành bản kế hoạch 506 về thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, lãnh đạo các cấp, ngành trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số để chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Mọi người dân được cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước hằng năm tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.

Mục tiêu đến năm 2030, trên 90% người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến

100% cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, công nghệ thông tin hằng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số và được đánh giá trực tuyến kết quả đào tạo qua Hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số quốc gia.

70% người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

Mục tiêu đến năm 2030, trên 90% người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng. 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến THPT có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

Kế hoạch cũng quy định cụ thể nội dung, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, nêu rõ giải pháp cần thực hiện là xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao cho cả giai đoạn và hàng năm đảm bảo đồng bộ các nội dung, nhiệm vụ của địa phương theo Quyết định số 146/QĐ-TTg.

Từ những việc làm trên có thể thấy quyết tâm rất lớn của tỉnh Cao Bằng trong việc thực hiện chuyển đổi số hiện nay. Đây cũng là định hướng cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi số đang dần thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc của cả xã hội.

Thúy Lê