- Sáng qua, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho VPCP, Bộ Tư pháp chuẩn bị Chỉ thị 20 và hôm nay, ông đã ký ban hành luôn tại hội nghị trước các DN.
Tại cuộc họp báo chiều nay, nhắc đến một điều “đặc biệt” trong hội nghị đối thoại với DN của Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, khi đang chủ trì buổi đối thoại với DN, Thủ tướng đã ký Chỉ thị 20 nhằm tránh tình trạng thanh, kiểm tra chồng chéo với DN.
“Việc này thể hiện tinh thần quyết liệt, đồng hành cùng DN của Chính phủ. Bởi trước đó, Chính phủ đã nghe nhiều phản ánh về tình trạng DN bị thanh, kiểm tra rất nhiều, có DN bị thanh, kiểm tra tới hơn 10 lần/năm” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng |
VietNamNet: Tại hội nghị hôm nay, các DN đã rất phấn khởi khi đích thân Thủ tướng và các bộ trưởng đã đưa ra nhiều cam kết “gỡ khó” cho DN. Vậy Chính phủ có cơ chế nào để giám sát việc thực hiện các cam kết này, trong đó có đề cập đến việc chế tài cá nhân, tổ chức không thực hiện các cam kết này?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: DN nói “trên nóng, dưới còn lạnh”, thậm chí “không lạnh còn đóng băng”, rồi Chính phủ, Thủ tướng cởi trói, một vài nơi nào đó lại "trói lại, thắt lại”.
Ngay cả vấn đề nhận thức, quan điểm, chuyên môn, nhiệm vụ của công chức, trong Chỉ thị nêu rõ là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13 của Thủ tướng.
Đó là, cán bộ mà như trên thì có biện pháp mạnh là cách chức, buộc thôi việc, thuyên chuyển. Chỉ thị 13 cũng đã nêu vấn đề này. Chính phủ tiếp tục giao bộ, ngành địa phương quản lý theo hướng đó.
Khi Chỉ thị được ban hành, được công khai trong toàn dân, với sự giám sát của người dân, DN, đặc biệt là cơ quan báo chí thì các cơ quan tổ chức, công chức, DN cũng phải chấp hành.
DN tạo cho cán bộ hư, DN tạo cho cán bộ hỏng, DN cũng có lỗi. Cái đó phải nhìn hai mặt. Công khai, minh bạch là phương tiện tốt nhất để cùng nhau thực hiện cùng nhau giám sát.
Giảm chi phí không chính thức
Tuổi trẻ: Một thông điệp quan trọng của Thủ tướng là giảm chi phí kinh doanh cho DN. Vậy trong cuộc họp với các bộ ngành, Thủ tướng có chỉ đạo cụ thể nào đối với các Bộ, ngành?
Giảm chi phí kinh doanh cho DN là việc rất quan trọng, cả việc công khai trả kết quả dịch vụ công, thanh toán tại bưu điện công ích và các giải pháp khác…
Mục tiêu trong Chỉ thị là năm nay tập trung tháo gỡ các rào cản, nhất là giấy phép con, lợi ích nhóm để giảm các chi phí chính thức và giảm chi phí không chính thức, giảm giá thành để sản phẩm có thể cạnh tranh.
Kinh tế đô thị: Những nhiệm vụ chính cụ thể của Chỉ thị tiếp tục thực hiện NQ 35 như thế nào?
VCCI, Bộ KH&ĐT, phối hợp với VPCP đã xây dựng dự thảo Chỉ thị. Hôm nay, tại diễn đàn hội nghị, trên cơ sở phản ánh cụ thể của DN, hiệp hội, kết luận của Thủ tướng, tinh thần xây dựng của Chỉ thị là mạch lạc, rõ ràng những nhiệm vụ cụ thể, cơ quan cụ thể, thời gian cụ thể. Không chồng chèo, không lấn, không hiểu hai nghĩa, đi thẳng vào vấn đề DN, cộng đồng doanh nhân quan tâm.
Như Bộ KH&ĐT xây dựng 3 chương trình hành động là hoàn thiện thể chế; xắp sếp đối mới DNNN; phát triển DN kinh tế tư nhân.
Bộ KH&ĐT rất cần cơ chế chính sách để khuyến khích 4,9 triệu hộ kinh doanh cá thể chuyển thành DN.
Bộ TN&MT tới đây nghiên cứu, giúp Chính phủ, báo cáo QH xây dựng, sửa đổi luật đất đai khi giải phóng mặt bằng, DN đối thoại với người dân.
Rồi nhiệm vụ của Bộ Tài chính liên quan vấn đề thuế, hải quan, giảm thời gian, chi phí..
Báo chí giám sát thực hiện Chỉ thị 20
Sài Gòn giải phóng: Xung quanh Chỉ thị 20, câu chuyện thanh tra, kiểm tra chồng chéo gây phiền hà cho DN, Chỉ thị có quy định giám sát xử lý những trường hợp cố tình làm trái như thế nào?
Sáng qua, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho VPCP, Bộ Tư pháp chuẩn bị chỉ thị này và hôm nay ban hành. Như vậy trong 1 ngày xử lý xong.
Tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo gây khó khăn cho DN. Quan điểm của Chỉ thị trong 1 năm chỉ được thanh tra, kiểm tra 1 lần hoặc kiểm toán 1 lần. UBND TP đầu năm phê duyệt kế hoạch thanh tra.
Còn các ngành như cơ quan Công an liên quan cháy nổ, Sở TN&MT liên quan môi trường,… thì gửi kế hoạch đến thanh tra tỉnh tiếp nhận để tổng hợp, lên kế hoạch thanh tra trong năm trình UBND tỉnh, thành phố.
Như vậy hàng năm Chủ tịch tỉnh phê duyệt kế hoạch thanh tra DN trên địa bàn. Khi các cơ quan phát hiện có kiểm tra thanh tra chồng chéo, lúc đó đưa Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giải quyết. Nếu không giải quyết chuyển lên cơ quan thẩm quyền cao hơn. Nếu không thực hiện sẽ bị nhắc nhở, phê bình.
Còn thanh tra đột xuất chỉ thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm nhưng dấu hiệu đấy phãi rõ ràng, phải có chứng cứ, quả tang. Thanh tra kế hoạch được lập từ đầu năm như tôi nói trên.
Nếu các tổ chức cá nhân không thực hiện xử lý theo quy định pháp luật tùy mức độ. Cá nhân tổ chức nào đã biết rõ mà cố tình vi phạm thì phải chịu trách nhiệm. Tôi rất mong báo chí giám sát việc thực hiện chỉ thị 20.
Đưa container từ Hải Phòng về HN đắt gấp 3 Hàn Quốc về VN
Bộ trưởng KH-ĐT nêu chi phí vận chuyển 1 container từ cảng Hải Phòng về Hà Nội đắt gấp 3 lần so với từ Hàn Quốc, Trung Quốc về VN.
'50% công chức ngồi bói chữ hơn là làm'
Doanh nghiệp cho rằng, thừa 50% cán bộ, công chức vì "họ đi chơi rất nhiều, ngồi bói chữ nhiều hơn là làm".
Thủ tướng gây bất ngờ cho doanh nghiệp
Thủ tướng cho biết bây giờ là 1 giờ 19 phút và Chỉ thị về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra DN đã được ký ngay sau hội nghị.
Kỳ vọng ở cuộc đối thoại với Thủ tướng
Có lẽ DN nào cũng muốn nêu cái khó với Thủ tướng nhưng nên tập trung vào vấn đề cơ bản thì Thủ tướng mới giải quyết được.
Thủ tướng: Chính phủ đã 'gãi đúng chỗ' của doanh nghiệp
Chính phủ và địa phương đã gãi đúng chỗ, chứ không phải ngứa trên đầu mà gãi dưới chân - Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc đối thoại với DN.
Thu Hằng