Do bất đồng sâu sắc trong việc hình thành nên một liên minh đa số trong Quốc hội  và sức ép nặng nề từ nền kinh tế kiệt quệ, các nhà lập pháp tại Ukraina đã phải quyết định lùi việc bổ nhiệm Thủ tướng lâm thời sang hai ngày tới.

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
Thủ đô Kiev sau ba tháng bạo loạn. Ảnh: BI.

Việc trì hoãn này thể hiện rõ những khó khăn mà các nhà lập pháp phải đối mặt trong việc tái thiết lại một chính phủ đã sụp đổ sau khi Tổng thống Victor Yanukovich bỏ trốn khỏi Kiev hôm thứ Bảy tuần qua và bị truất quyền. 

Ba đảng đối lập vốn không có nhiều điểm chung về mặt chính trị giờ quay sang tranh cãi gay gắt không chỉ giữa họ mà còn với các nhà hoạt động dân sự và các nhóm khác đại diện cho rất nhiều thể chế tham gia vào cuộc nổi dậy ba tháng qua tại Ukraina.  

Một trong những nguyên nhân chính cho việc trì hoãn này là để cho các quan chức có thể gặp đại diện của các nhóm dân sự và trình bày đề xuất về chính phủ trong ngày hôm nay, tại quảng trường Độc Lập, ở Kiev, hay còn gọi là Maidan. 

“Chính phủ [lâm thời] này sẽ hợp pháp không phải khi được Quốc hội bỏ phiếu mà là khi nó nhận được sự ủng hộ của những người đứng lên đấu tranh ở Maidan” – ông Arseniy P.Yatsenyuk, một nhà lập pháp của Đảng Batkivshchyna có nhiều khả năng trở thành Thủ tướng lâm thời nói.  

Ông Yatsenyuk cũng hứa hẹn với các đồng sự rằng sẽ chấm dứt tranh chấp trong nội bộ và chuyển sang hướng đạt được một thỏa thuận trong việc thiết lập nên một chính phủ lâm thời.  

Để nhận được sự trợ giúp về tài chính khẩn cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ukraina cần có một chính phủ lâm thời chính thức. 

Tuy nhiên, vấn đề thách thức nhất lúc này với chính phủ lâm thời là tính hợp pháp, vì chính phủ này không do Quốc hội phê chuẩn.  

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng đã đặt câu hỏi này trước đó, và cho rằng việc các quốc gia phương Tây công nhận chính quyền này là một ‘sai lầm’.  

Hiện nay, ba đảng chính thuộc phe đối lập là Đảng với lãnh đạo là ông ông Arseniy P.Yatsenyuk, nhưng lãnh tụ thực sự là cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko.

Nhưng nổi bật nhất lúc này tại chính trường Ukraina là chính trị gia xuất thân từ vô địch đấm bốc Vitali Klitschko của đảng Udar.

Nhân vật thứ ba trong thế 'chân vạc' này là Oleh Tyahnybok, lãnh đạo cực hữu của đảng Svoboda. Oleh Tyahnybok có tư tưởng bị cho là quá cực đoan và vị chủng (thậm chí có sự phân biệt chủng tộc) tuy nhiên đây lại là lực lượng nòng cốt trong cuộc bạo loạn vừa qua.

Lê Thu (theo New York Times/ RIA)