W-chinh-quyen-dien-tu-tn-22-1.jpg

Tây Ninh đã ban hành Kế hoạch số 2534/KH-UBND ngày 10/8/2023 của UBND tỉnh về nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến năm 2023. Tỉnh dần hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, tích hợp cơ sở dữ liệu dân cư và dữ liệu Quốc gia khác vào các E-form trên dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Đây được xem là lộ trình cần thiết để hệ thống chính quyền hỗ trợ tốt hơn cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.

W-chinh-quyen-dien-tu-tn-3-1.jpg

Người dân thị xã Hòa Thành (Tây Ninh) tiếp cận nền tảng công nghệ số khi đến trụ sở UBND thực hiện thủ tục hành chính. Tỉnh đã triển khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

W-chinh-quyen-dien-tu-tn-12-1.jpg

Người dân đến trụ sở UBND thị xã Hòa Thành tra cứu thông tin trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Tây Ninh.

W-chinh-quyen-dien-tu-tn-5-1.jpg

Hiện nay, số lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số lượng dịch vụ công là là 731/1777 thủ tục hành chính, đạt 41%. Tỉnh đã tổ chức triển khai kế hoạch hành động thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, y tế thuộc phạm vi quản lý.

Hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đã được triển khai tại một số bệnh viện, cơ sở y tế (đạt 54%) và các cơ sở giáo dục trên địa bàn (đạt 55%) theo Kế hoạch số 2349/KH-UBND ngày 25/7/2022 về việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế đến năm 2025 trên địa bàn Tây Ninh.

W-chinh-quyen-dien-tu-tn-33-1.jpg

Chị Nhung (ngụ thị xã Hòa Thành, Tây Ninh) thanh toán viện phí, lệ phí không dùng tiền mặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh. "Tôi được phía bệnh viện hỗ trợ thông tin, hướng dẫn tiếp cận phương thức thanh toán này. Việc đóng phí diễn ra khá nhanh chóng và tiện lợi chỉ với thời gian 30 giây thao tác trên phần mềm", chị Nhung nói.

W-chinh-quyen-dien-tu-tn-29-1.jpg

Anh Nguyễn Hoàng Tấn được nhân viên Bệnh viện đa khoa Tây Ninh hướng dẫn thao tác thanh toán viện phí bằng phần mềm trên smart phone. Để thực hiện phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đại diện bệnh viện đã trao đổi, phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm, đối tác ngân hàng để cùng thực hiện trong vài tháng qua.

W-chinh-quyen-dien-tu-tn-31-1.jpg

Ngoài ra, tỉnh cũng đang triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở điều trị, các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố qua việc thanh toán viện phí online bằng quét mã QR-Code hoặc ví điện tử Zalo Pay, Viettel Pay, Momo…

Bên cạnh ngành y tế, ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh đã ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2023 – 2024 cho các cơ sở giáo dục thực hiện chuyển đổi số trong dạy, học và đánh giá. 

W-chinh-quyen-dien-tu-tn-43-1.jpg

Chị Võ Thị Ngọc Linh, kế toán Trường TPHT chuyên Hoàng Lê Kha (Tây Ninh) đối chiếu danh sách với bảng kê thu học phí không dùng tiền mặt thông qua phần mềm điện tử. Đại diện lãnh đạo nhà trường cho biết, việc chuyển đổi phương thức thu học phí không dùng tiền mặt đang hoạt động thử nghiệm, là bước tiến quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số tại đơn vị. Điều này giúp cán bộ, nhân viên nhà trường, phụ huynh, học sinh tiết kiệm được khá nhiều thời gian trong quản lý và giao dịch bằng tiền mặt.

W-chinh-quyen-dien-tu-tn-40-1.jpg

Ông An (72 tuổi) đến bộ phận một cửa thuộc UBND thị xã Hòa Thành (Tây Ninh) để thực hiện thủ tục xin cấp lại căn cước công dân. Ông cho biết việc này khá thuận lợi vì mã định danh của ông đã có trên hệ thống lưu trữ trực tuyến của chính quyền. Vì vậy, ông không cần phải kê khai nhiều thủ tục, giúp tiết kiệm thời gian.

W-chinh-quyen-dien-tu-tn-8-1.jpg

100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền tỉnh. Hiện tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử trong tỉnh đạt trên 38,1%, với hơn 235.000 tài khoản. Sắp tới, tỉnh tiếp tục triển khai kết nối với hệ thống thông tin của đối tượng quản lý để thu thập dữ liệu trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

W-chinh-quyen-dien-tu-tn-23-1.jpg

Cán bộ, nhân viên Trung tâm giám sát, điều hành tập trung xem dữ liệu trên hệ thống camera giám sát giao thông. Tỉnh đã triển khai và đang trong giai đoạn hoàn thiện trung tâm tích hợp dữ liệu.

Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục phát huy năng lực quản lý cổng thông tin điện tử của Sở Thông tin và Truyền thông, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đồng thời chú trọng xây dựng cổng dữ liệu mở của tỉnh và kết nối với cổng dữ liệu mở quốc gia, đưa các dữ liệu mở của tỉnh lên cổng và tham mưu ban hành quy định chia sẻ dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp. 

W-chinh-quyen-dien-tu-tn-19-1.jpg

Nhân viên Trung tâm giám sát, điều hành tập trung tỉnh Tây Ninh xem dữ liệu phát triển kinh tế - xã hội trên bảng điện tử. Hiện Tây Ninh đã xây dựng cổng dữ liệu mở, có 11/19 sở, ngành đề xuất danh mục dữ liệu mở của các ngành. Sẽ thực hiện mở dữ liệu khi hoàn thiện việc tạo lập cơ sở dữ liệu các ngành, địa phương. Dự kiến, UBND tỉnh sẽ ban hành danh mục cơ sở dữ liệu của tỉnh trong tháng 10/2023.

W-chinh-quyen-dien-tu-tn-14-1.jpg

Tây Ninh cũng đang nỗ lực triển khai số hoá thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống một cửa điện tử để tích hợp, công khai lên cổng dịch vụ công quốc gia theo quy định của Chính phủ. Theo đó, các công chức, viên chức hành chính hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện tiếp nhận, trả kết quả các thủ tục hành chính trên môi trường mạng.

Hữu Hải và nhóm BTV