Tan làm, nhịn đói đến hẻm nhỏ Sài Gòn tặng quà: 'Còn rất nhiều người khổ'
Tan giờ làm, nhóm thiện nguyện tạm quên cái đói, những mệt mỏi cuối ngày luồn hẻm đến gửi quà, nhu yếu phẩm cho người khó khăn, chưa thể phục hồi sau dịch bệnh.
LTS: Không biết từ bao giờ, nhịp đời trong hẻm nhỏ Sài thành nhẹ nhàng đi vào thơ ca nhạc họa. Hẻm Sài thành từ những năm 1960 hệt như lời ca khúc Xóm đêm: “Đêm khuya ngõ sâu như không màu” và “Hắt hiu vàng ánh điện câu” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Đó có thể gọi là khoảng thời gian “đời nghèo mà vui” của người lao động nghèo, dân tứ xứ tìm về nương náu trong những con hẻm nhỏ. Biến thiên lịch sử khoác lên các con hẻm “hắt hiu” một vòng đời mới: hiện đại, văn minh và nghĩa tình. Tuyến bài Hẻm nhỏ Sài thành lưu dấu cổ kim của VietNamNet góp nhặt chuyện xưa chuyện nay, nhắc nhớ “đặc sản” hẻm của Sài Gòn - TP.HCM. |
Kỳ 1 - Chuyện ở khu đất dữ Sài Gòn xưa: Người đẹp vào quán bar, nhóm trai chờ đầu hẻm
Kỳ 2 - Chuyện khó tin về những gã giang hồ ở khu đất dữ Sài Gòn xưa
Một thời trộm cướp nhảy tàu
Gác chắn đường sắt Bắc - Nam trên đường Trần Văn Đang (Phường 11, Quận 3, TP.HCM) thường được gọi là Cống Bà Xếp, có mật độ xe cộ lưu thông dày đặc.
Đây là gác chắn cuối của tuyến đường sắt Bắc - Nam trước khi vào ga Sài Gòn.
Cống Bà Xếp có 2 đường ray song song, một đường là tuyến chính và một đường ray phụ nằm cạnh, nối từ Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn đến ga Sài Gòn. Vì vậy, số lượng tàu và đầu tàu di chuyển qua đây nhiều hơn các gác chắn khác.
Những đặc điểm trên khiến mức độ tiếng ồn ở khu vực Cống Bà Xếp cao hơn nhiều nơi khác. Tuy nhiên, ở giữa 2 đường ray vẫn hình thành khu dân cư kéo dài từ gác chắn đến đường Trường Sa - Hoàng Sa.
Một mặt của khu dân cư này thuộc trục hẻm chính 239 Trần Văn Đang, tiếp giáp tuyến đường sắt Bắc - Nam. Cách đường tàu, khu dân cư đối diện cũng thuộc con hẻm này. Đây là điểm đặc biệt, một con hẻm ôm trọn đường ray xe lửa.
Ngoài những đặc điểm trên, khu vực Cống Bà Xếp từng được biết đến là vùng đất dữ, nhà cửa lụp xụp, tồi tàn. Ông Lê Hoàng Dũng (51 tuổi) - bảo vệ dân phố của Khu phố 4, Phường 11, khẳng định: “Đúng là trước năm 1975 và vài chục năm sau thống nhất đất nước, Cống Bà Xếp có rất nhiều tệ nạn xã hội”.
Ông Dũng cho biết, nguồn gốc tên gọi Cống Bà Xếp xuất phát từ câu chuyện truyền miệng của người xưa. Hơn 100 năm trước, vợ của một sếp lớn ở ga Hòa Hưng bỏ tiền làm cống thoát nước cho dân. Để ghi ơn của bà, người dân nơi đây đặt tên là Cống Bà Xếp (đọc đúng là Sếp nhưng người dân đọc chệch thành Xếp).
Xe lửa trước khi vào ga Sài Gòn phải giảm tốc từ gác chắn Cống Bà Xếp. Khi tàu chạy chậm lại, các đối tượng bất hảo tìm cách nhảy lên, cướp giật tài sản của khách.
Thu được chiến lợi phẩm, các đối tượng xấu nhanh chóng lẩn trốn vào "ma trận" hẻm ngoằn ngoèo xung quanh.
Ông Dũng nhớ lại: “Cha mẹ tôi kể, thời đó, cướp nhảy lên tàu, chạy trên nóc tàu rầm rầm. Bọn chúng chui vào cửa sổ, giật dây chuyền, cướp tiền bạc của hành khách.
Trước khi vào gác chắn Cống Bà Xếp, lực lượng bảo vệ, công an trên tàu phải thủ súng, thiết bị chống trả cướp. Thế nhưng, khu vực này cây cối um tùm, nhiều đường hẻm thông ra các kênh, khó đề phòng, truy quét tội phạm”.
Xích lô không dám chở khách vào hẻm
Những năm 1960, người dân Sài thành nghe đến Cống Bà Xếp đều sợ khiếp vía. Thậm chí, xe lam, xích lô… cũng không dám chở khách vào đây.
Ông Dũng chia sẻ: “Ông bà, cha mẹ của tôi đều sinh sống ở Cống Bà Xếp. Tôi cũng sinh ra và lớn lên ở đây. Cha mẹ tôi kể lại, thời chế độ cũ, cư dân chỗ này khổ dữ lắm. Dân tứ xứ, nhặt ve chai, phế liệu… sống qua ngày.
20-21h, nhà nào cũng đóng cửa thật chặt, không dám bước ra đường. Ở đâu cũng có người tốt người xấu nhưng lúc đó, phải nói tệ nạn xã hội rất căng thẳng.
Qua nhiều năm, nhờ nỗ lực của chính quyền nên khu vực đổi thay theo hướng tích cực”.
Bà Võ Thị Vân (80 tuổi) ngụ tại số 239/38 Trần Văn Đang hơn 60 năm nay. Bà Vân quê ở Hậu Nghĩa, Long An. Sau khi kết hôn, bà theo chồng về Sài Gòn sinh sống.
Ở đây, bà làm nghề thợ may, chồng theo ngành cảnh sát. Đồng lương của cả hai eo hẹp, không đủ tiền mua nhà.
Biết khu Cống Bà Xếp bát nháo, nhà đất rẻ, không ai thèm mua, vợ chồng bà đánh liều đến xem.
Không đủ tiền mua nhà nơi khác, cả hai đành mua một căn ngay cạnh đường ray xe lửa. Căn nhà có giá 20 nghìn đồng, rất rẻ so với giá cả thị trường thời đó.
“Đất hẻm đường ray xe lửa rẻ như bèo nhưng không ai dám mua. Chúng tôi không có tiền mới chui vào đây. Ngày trước, khu này nhiều giang hồ, nhất là xóm Miên ở đối diện”, bà Vân kể.
Ông Dũng khẳng định, ông làm bảo vệ dân phố hơn 20 năm, từ lúc khu vực này còn lộn xộn. Ông đã cùng nhiều người dân hỗ trợ chính quyền, công an địa phương triệt phá các ổ nhóm tội phạm.
Thời điểm Cống Bà Xếp còn là đất dữ, nhà cửa xây cất kiểu nhà sàn, đường lót ván, ẩm thấp. Đến những năm 1990, giá nhà đất ở đây vẫn rẻ, chỉ 1-2 chỉ vàng.
“Lúc đó, nhà cạnh đường ray xe lửa rất ồn ào và đầy rẫy tệ nạn nên cho cũng không ai lấy. Dù đông đúc dân cư nhưng không có mặt bằng kinh doanh, buôn bán. Sau này, Nhà nước làm hàng rào đường sắt, an ninh trật tự ổn định thì giá nhà tăng vọt, tấc đất tấc vàng”, ông Dũng nói.
Hiện tại, người dân quanh gác chắn Trần Văn Đang không còn ám ảnh cảnh trộm cướp. Họ mãi ghi nhớ những kỷ niệm nghèo khó ở hẻm đường tàu.
Kỳ 4: 5 đứa trẻ nhặt phế liệu và chuyện đau lòng nơi hẻm đường tàu Sài Gòn xưa
Tan giờ làm, nhóm thiện nguyện tạm quên cái đói, những mệt mỏi cuối ngày luồn hẻm đến gửi quà, nhu yếu phẩm cho người khó khăn, chưa thể phục hồi sau dịch bệnh.
Khi dịch bùng phát, ông Giảng giảm 50% tiền thuê phòng. Dịch căng thẳng, ông liên tiếp miễn phí 3 tháng tiền nhà rồi "vét" tiền túi phát cho mọi người.
Con hẻm cũ kỹ với những căn nhà đổ nát, bỏ hoang trở nên nổi tiếng khi trở thành bối cảnh chính của bộ phim Bố Già do Trấn Thành và ekip sản xuất.