Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), ông Trần Vũ Minh - con trai Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) - đã mua thành công 5 triệu cổ phiếu HPG trong ngày 18/8 như đăng ký trước đó.

Số cổ phiếu trên đã được ông Minh mua thỏa thuận từ ông Nguyễn Văn Kiểu. Trong phiên 18/8, thị trường ghi nhận 5,15 triệu cổ phiếu HPG được giao dịch thỏa thuận với tổng giá trị gần 242 tỷ đồng, tương ứng trung bình 46.938 đồng/cp. Như vậy, ước tính ông Minh đã chi gần 235 tỷ đồng cho lô cổ phiếu nêu trên.

Mức giá giao dịch lần này thấp hơn nhiều so với mức khoảng 55.000 đồng/cp (giá đã điều chỉnh) hồi cuối tháng 5 đầu tháng 6.

Trước đó, ông Minh từng đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu HPG trong tháng 5, nhưng không thực hiện được vì vướng thủ tục pháp lý. Vấn đề này đã được giải quyết khi cổ đông thông qua việc cho phép Chủ tịch Trần Đình Long và con trai là ông Trần Vũ Minh có thể nhận chuyển nhượng cổ phiếu HPG mà không cần thực hiện thủ tục chào mua công khai.

{keywords}
Con trai tỷ phú Trần Đình Long mua 5 triệu cổ phiếu HPG.

Hồi đầu 2020, Trần Vũ Minh đã mua vào 40 triệu cổ phiếu HPG bằng phương thức khớp lệnh qua sàn. Số cổ phiếu này hiện có giá trị hơn 2.500 tỷ đồng, tăng gấp gần 4 lần so với thời điểm mua vào. Cuối năm 2020, ông Trần Đình Long cũng mua thỏa thuận 24 triệu cổ phiếu HPG từ Phó Chủ tịch Doãn Gia Cường, giá trị ước tính khi đó khoảng 800 tỷ đồng.

Sau khi mua thành công, ông Vũ Minh nâng số cổ phiếu nắm giữ tại Hòa Phát lên 69,8 triệu đơn vị, tương đương 1,56% cổ phần tại Tập đoàn Hòa Phát.

Hiện tại, chủ tịch Trần Đình Long nắm giữ hơn 1,166 tỷ cổ phiếu HPG, tương đương 26,08%. Vợ ông Long - bà Vũ Thị Hiền sở hữu 328 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 7,34%. Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong - đơn vị do ông Minh làm Giám đốc - sở hữu 2,1 triệu cổ phiếu HPG (0,05%).

Như vậy, tổng sở hữu nhà ông Trần Đình Long lên tới 35,02%, có quyền phủ quyết tại Tập đoàn thép số 1 Việt Nam.

Theo vị chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, hàng năm ông được nhận một số tiền cổ tức từ Hòa Phát, đây là nguồn vốn để mua cổ phiếu HPG. Tính tới hết 18/8, theo Forbes, ông Long có tài sản ròng 3,4 tỷ USD và là người giàu thứ hai Việt Nam, chỉ sau Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng.

Trên thế giới, trong cả năm vừa qua, giá thép tăng mạnh mang lại lợi nhuận ấn tượng cho nhiều doanh nghiệp sản xuất tôn - thép tại Việt Nam như Tập đoàn Hòa Phát, Tôn Hoa Sen (HSG), Thép Nam Kim (NKG) trong năm 2020 và quý I và II/2021... 

Cổ phiếu HPG nói riêng và ngành thép nói chung tăng mạnh trong thời gian gần đây là nhờ kết quả kinh doanh rất tốt. Trong quý II, HPG lãi hơn 9.700 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt hơn 16,7 nghìn tỷ đồng, gấp ba lần cùng kỳ 2020 và cao hơn cả năm 2020.

Với mỗi giây kiếm hơn 1 triệu đồng lợi nhuận cho cổ đông, tương đương 92 tỷ đồng mỗi ngày, HPG đang dẫn đầu nhóm VN30, vượt qua cả Vinhomes. 

{keywords}
Biến động chỉ số VN-Index.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 19/8

Chiều 19/8, thị trường chứng kiến một cú đảo chiều ngoạn mục. Sức mua tăng nhanh trong phiên chiều và kéo cổ phiếu nhiều ngành đồng loạt tăng điểm. Thanh khoản cũng tăng mạnh. Chốt phiên chiều 19/8, chỉ số VN-Index tăng 13,91 điểm lên 1.374,85 điểm. HNX-Index tăng 1,25 điểm lên 346,07 điểm. Upcom-Index tăng 0,23 điểm lên 94,71 điểm.

Thanh khoản trong cả ngày đạt 27,6 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn, thấp hơn một chút so với phiên liền trước. Riêng sàn HOSE đạt hơn 31,2 nghìn tỷ đồng. Dòng vốn bất ngờ quay lại sàn HOSE khiến nhiều cổ phiếu blue-chips quay đầu tăng điểm mạnh. Ngược lại, nó khiến sàn Hà Nội chỉ còn tăng nhẹ.

Trên sàn HOSE, nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng giá. Vietcombank từ mức giảm 800 đồng trong buổi sáng đã quay đầu tăng 1.800 đồng/cp lên 102.800 đồng/cp; VPBank tăng 600 đồng. HDBank tăng 400 đồng… Sau khi giảm 900 đồng cuối giờ sáng, cổ phiếu Vingroup (VIC) quay đầu tăng 6.100 đồng/cp lên 104.000 đồng/cp; Vinhomes (VHM) tăng 1000 đồng lên 111.000 đồng/cp. Masan duy trì được mức tăng khá cao như trong buổi sáng. Masan tăng 1.800 đồng lên 136.300 đồng/cp. Chứng khoán SSI tăng mạnh 2.500 đồng lên 62.700 đồng/cp; Sabeco tăng 2.000 đồng. VietJet tăng 2.000 đồng lên 120.000 đồng/cp. 

Chốt phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 3,15 điểm xuống 1.357,79 điểm. HNX-Index tăng 0,69 điểm lên 345,51 điểm. Upcom-Index giảm 0,22 điểm xuống 94,26 điểm. Thanh khoản đạt 16,8 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đa số giảm. Cổ phiếu Vietcombank giảm 800 đồng xuống 100.200 đồng/cp. Cổ phiếu Vingroup (VIC) giảm 900 đồng xuống 97.000 đồng/cp; Vinhomes (VHM) trong khi quay đầu tăng nhẹ 100 đồng lên 110.100 đồng/cp.

Cổ phiếu Hòa Phát (HPG) tăng 500 đônglên 50.900 đồng/cp. Cổ phiếu bán lẻ tiêu dùng Masan (MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tiếp tục tăng thêm 400 đồng lên 134.900 đồng/cp.

Theo MBS, thị trường điều chỉnh sang phiên thứ 2 liên tiếp với cùng kịch bản bán ở cuối phiên và được cộng hưởng từ lượng bán ròng của khối ngoại ở các mã trụ. Độ rộng thị trường tuy kém nhưng dòng tiền có sự chọn lọc ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, thủy sản, hoặc nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công,... Về kỹ thuật, VN-Index vẫn dao động nhỏ trong vùng 1.348-1.380 điểm đã kéo dài 7 phiên vừa qua, thanh khoản đang trong xu hướng giảm cũng cho thấy áp lực bán không lớn.

Chốt phiên chiều 18/8, chỉ số VN-Index giảm 2,15 điểm xuống 1.360,94 điểm. HNX-Index tăng 1,71 điểm lên 344,82 điểm. Upcom-Index tăng 0,28 điểm lên 94,48 điểm. Thanh khoản trong cả ngày đạt 27,6 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn, thấp hơn một chút so với phiên liền trước. Riêng sàn HOSE đạt hơn 29,7 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Tỷ phú Việt thâu tóm mỏ quặng Úc, mua tàu lớn vượt biển qua Âu - Mỹ

Tỷ phú Việt thâu tóm mỏ quặng Úc, mua tàu lớn vượt biển qua Âu - Mỹ

Thế giới đang rơi vào một thời kỳ bất ổn chưa từng có trong lịch sử, với giá cả nhiều loại hàng hóa tăng chóng mặt và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây là bài toán khó đối với các doanh nghiệp, trong đó có các đại gia Việt.