Lịch thi đấu và kết quả của sáu cặp đấu thuộc Ngày 3 - CKTG 2016

Cục diện bốn Bảng đấu sau Ngày 3 - CKTG 2016

Lịch thi đấu Ngày 4 gồm sáu cặp đấu sẽ diễn ra vào ngày mai (03/10)

Trận 1: ANX thắng CLG (Bảng A)

Đây đã là lần thứ hai tại CKTG 2016, một cái tên tới từ Wildcard hạ gục một trong những đội tuyển nằm trong top 5 khu vực có nền LMHT chuyên nghiệp mạnh nhất. Sau chiến thắng lịch sử của INTZ e-Sports trước EDward Gaming ở Ngay ngày khai mạc, ANX của CIS/ Nga đã đánh bại CLG tới từ Bắc Mỹ.

Diễn biến trận đấu vừa mới kết thúc là nơi mà các tuyển thủ của cả hai đội thể hiện sự…cẩu thả của họ. Nhưng ANX cho thấy khả năng kiểm soát bản đồ và cấu rỉa máu tốt hơn nhờ sở hữu Jayce, Nidalee cùng Trundle trong đội hình để khiến CLG gặp khó. Với sự góp mặt của cả Tahm Kench trong tay hỗ trợ Kirill "Likkrit" Malofeyev, ANX đã giành được chiến thắng chung cuộc.

Thống kê sau trận đấu

Với fan hâm mộ của CLG, đây rõ ràng là một sự thất vọng tràn trề khi tiếp tục để thua một đội đại diện cho Wildcard sau SuperMassive eSports của Thổ Nhĩ Kỳ (tại MSI 2016) và Pain Gaming của Brazil (tại CKTG 2015). Thất bại này đang khiến cho hệ số của CLG là 1-1.

Ở trận đấu mở màn của nhà cựu vô địch LCS Bắc Mỹ, họ đã bất ngờ đánh bại G2 Esports. ANX đang có hệ số bằng với CLG, khi ở trận đấu đầu tiên, các chàng trai đến từ Nga đã dễ dàng để thua trước ROX Tigers.

Trận 2: ROX thắng G2 (Bảng A)

Trận đẫu giữa ROX vs G2 ngập tràn những bất ngờ. Trong số đó, không thể không kể tới pha cướp Baron không thể tuyệt vời hơn của Peanut vào phút 24 của trận đấu.

(Xem pha cướp Baron "thần thánh" của Peanut TẠI ĐÂY)

Khi mà G2 đang dẫn trước khoảng 4.000 tiền ở thời điểm phút 23, nhà ĐKVĐ Châu Âu khởi động Baron trong hy vọng kiểm soát hoàn toàn các mục tiêu lớn. Sau pha giao tranh ngắn ngủi, G2 hạ gục thành công hai thành viên bên phía ROX. Nhưng khi mà xạ thủ Jong In “Pray” Kim và tuyển thủ đi rừng Wangho “Peanut” Han còn sống sót, họ đã không để cho G2 dễ dàng có được bùa lợi quan trọng bậc nhất trong bản đồ Summoner’s Rift. Peanut nhẹ nhàng tiến vào hang Baron và Trừng Phạt thành công ngay trước sự bất lực của toàn bộ các thành viên bên phía đội tuyển Châu Âu.

Pha cướp Baron mang tính bước ngoặt giúp cho ROX cân bằng lại thế trận, có được bùa lợi và dùng nó để gây sức ép lên toàn bản đồ để đem về chiến thắng chung cuộc. ROX đang tạm thời dẫn đầu Bảng A sau hai trận toàn thắng. Còn về phía G2, hai trận thua liên tiếp đã khiến cho cơ hội lọt vào vòng sau của Trick và đồng đội trở nên cực kì khó khăn.

Thống kê sau trận đấu

Trận 3: Cloud thắng Flash Wolves (Bảng B)

C9 vừa có được một màn “lội ngược dòng” trên cả tuyệt vời khi đánh bại đối thủ tới từ Đài Loan, FW sau 70 phút dài đằng đẵng. Đây là trận đấu dài nhất tính tới thời điểm hiện tại của CKTG 2016, vượt qua màn chạm trán của chính FW với IMay tại Bảng B.

C9 cố gắng gượng lại trong phần lớn thời gian, khi mà Impact là tuyển thủ duy nhất của toàn đội có lượng vàng vượt lên so với đối thủ. Nhưng sau một pha giao tranh tổng thắng lợi về cuối trận nhờ sự tỏa sáng của Kennen, Caitlyn và Orianna thế trận đã đổi chiều hoàn toàn. C9 giành lợi thế mặc dù đang thua đối phương và lượng tiền chênh lệch.

Thống kê lượng vàng chênh lệch trong trận đấu giữa FW (Xanh) vs C9 (Đỏ)

Pha cướp Baron mang tính chất bước ngoặt của Jensen đã định đoạt kết quả trận đấu. Combo Kennen + Riven đã hoàn toàn đánh gục nỗ lực của FW.

(Xem pha cướp Baron của Jensen TẠI ĐÂY)

Jensen kết thúc trận đấu với KDA 6/0/3, và nói rằng, đội tuyển của anh không hề nghĩ tới chiến thắng sau khi bị dẫn trước về tiền từ rất sớm. Chiến thắng của C9 trước FW lại càng thêm ý nghĩa hơn khi anh chính thức là tuyển thủ giữ kỷ lục về chỉ số lính trong một trận đấu tính ở tất cả các kỳ CKTG, với 661 CS.

Thống kê sau trận đấu

Và chỉ suýt chút nữa, trận đấu này chạm mốc thời gian dài nhất lịch sử LMHT chuyên nghiệp khi đứng ngay sau màn đối đầu giữa Fnatic vs OMG năm 2014, với 71:34.

Đây đã là trận thua thứ hai liên tiếp của FW. Còn về phía C9, họ đã phần nào đáp ứng được sự ủng hộ không biết mệt mỏi của đông đảo CĐV nhà ở phía dưới sân khấu. 

Trận 4: SKT T1 thắng (Bảng B)

Thống kê sau trận

Trận 5: Team SoloMid thắng Splyce (Bảng D)

Hạt giống số 3 của LCS Châu Âu vừa để thua trận thứ ba liên tiếp tại vòng bảng trước nhà ĐKVĐ LCS Bắc Mỹ. Đây là trận đấu đánh dấu màn “lội ngược dòng” xuất sắc của TSM khi họ đã có được chiến thắng chung cuộc trước Splyce sau 44 phút thi đấu.

Với chiến thắng này, TSM đang tạm thời vươn lên dẫn đầu Bảng D với hệ số 2-1. Splyce rơi xuống đáy BXH với hệ số 0-3 và là đội duy nhất chưa có chiến thắng nào so với các đối thủ cùng Bảng.

Tuy nhiên, đây là màn trình diễn có nhiều nét khởi sắc hơn hẳn của Splyce. Đội tuyển tới từ Châu Âu nhắm vào số lượng tướng chơi tốt của Svenskeren, cấm tới ba tướng đi rừng (có cả Lee Sin) và lựa chọn Rek’Sai ngay lập tức buộc tuyển thủ bên phía TSM phải sử dụng Skarner. Splyce sớm vươn lên dẫn trước, có được lợi thế từ đầu và tận dụng được những sai lầm có phần ngớ ngẩn từ TSM.

Nhưng lối chơi có phần vô kỷ luật của Splyce từ giữa cho tới cuối trận đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. TSM ăn được Baron và Rồng Ngàn Tuổi chỉ trong ít phút ngắn ngủi. Phút 44, TSM phá hủy thành công nhà chính của Splyce và giành chiến thắng chung cuộc.

Thống kê sau trận

Nếu Royal Never Give Up đánh bại Samsung Galaxy ở trận đấu cuối cùng của Ngày 3, TSM sẽ xếp sau đại diện của LPL Trung Quốc.

Trận 6: Samsung Galaxy thắng Royal Never Give Up (Bảng D)

Thống kê sau trận

June_6th