Nằm trên giường bệnh, điều Hương lo lắng khi trở thành F0 là chẳng còn đi bán vé số được nữa, rồi em sẽ không còn tiền để chạy thận, vốn là phương pháp duy nhất để bảo toàn tính mạng suốt 7 năm qua.

Nhìn cô gái thấp bé, đen nhẻm vì căn bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối, chẳng ai nghĩ em đã 20 tuổi. Giọng nghèn nghẹn, Hương tâm sự về những nỗi buồn tủi, khổ đau mà em phải cam chịu.

Hương bẩm sinh chỉ có một trái thận. Cuộc đời em được yên ổn 13 năm, cho đến kỳ nghỉ hè năm lớp 6, tương lai và hi vọng của một cô bé nhà nghèo đã bị phá vỡ. Khi đó, cơ thể em xanh xao, đôi mắt vàng vọt, sưng phù.

Gia đình thiếu thốn kinh tế nên việc đi khám cứ bị kéo dài, đến khi Hương bị ngất xỉu, chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh thì bệnh đã trở nặng. Bác sĩ nói em bị suy thận mãn giai đoạn cuối, phải chạy thận suốt quãng đời con lại.

{keywords}
Em Trần Thị Thu Hương đã phải chạy thận suốt 7 năm nay.
{keywords}
Khi biết mình nhiễm Covid-19, em bật khóc nức nở.

13 tuổi, cha mẹ của Hương khăn gói đưa em lên Bệnh viện Nhi đồng 2 để chạy thận. Trong tay họ khi ấy chỉ có 2 triệu đồng do chính bác sĩ ở Tây Ninh thương tình giúp đỡ. Ở bệnh viện, họ dần làm quen rồi xin làm những công việc lặt vặt giúp các bệnh nhân khá giả để kiếm tiền. Thỉnh thoảng, một số nhà hảo tâm tới thăm và giúp đỡ cho các bệnh nhi đang điều trị, cha mẹ Hương lại chắt chiu dành dụm, cũng đủ lo cho con gái chạy thận và trang trải cuộc sống.

Thế nhưng, ngoài con gái út bệnh tật, cha mẹ em còn một người con gái lớn khờ khạo, đã lập gia đình và có 2 con nhỏ, cùng sống chung nhà. Khi Hương đủ 16 tuổi, phải chuyển về bệnh viện người lớn, cha mẹ em chẳng thể nào chăm chút cho em được nữa.

Trước đây, quãng đường từ nhà ở ấp Trường Lộc, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh lên Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, Hương thường ngồi chuyến xe đò miễn phí vé cho em. Thế nhưng kể từ mùa dịch đến nay, nhà xe ngưng chạy nên em phải đi mướn trọ.

{keywords}
Số tiền cha mẹ gửi chỉ đủ cho em chạy thận. Vì vậy, Hương phải đi bán vé số để đóng trọ và ăn uống.
{keywords}
Chẳng ai nghĩ em đã là thiếu nữ tròn 20 tuổi. 

Mỗi tháng cha mẹ gom góp gửi cho Hương được 1,5-2 triệu đồng. Số tiền ấy chỉ đủ để em trang trải viện phí. Vì vậy, để có tiền đóng trọ và ăn uống, Hương phải tranh thủ những ngày không chạy thận để đi bán vé số. Thu nhập chỉ khoảng 1-1,5 triệu đồng mỗi tháng cũng đã giúp em tằn tiện sống những ngày tháng qua.

Em ở trọ tại thị trấn Trảng Bàng, khá xa bệnh viện nhưng ở đó có công viên và nhiều hàng quán thì mới bán được vé số, còn trên Củ Chi khó bán lắm. Mỗi ngày, em cùng một anh ở chung khu trọ chạy xe máy đi lên bệnh viện, chạy cữ chiều, ngày nào về đến nhà cũng đã hơn 10 giờ tối. Nhiều hôm em mệt lắm nhưng cũng chẳng còn cách nào khác”, Hương nghẹn giọng thổn thức.

Cha mẹ của Hương đều đã hơn 60 tuổi. Vài năm trước, cha em bị tai biến, sức khỏe suy giảm, không còn nói chuyện được nữa. Gần như một mình mẹ em, bà Võ Thị Huê phải cáng đáng cả gia đình. Người chồng yếu ớt, con gái đầu khờ khạo, con gái út lại bệnh tật, thêm 2 đứa cháu ngoại nhỏ dại.

Bà Huê giãi bày: “Không có chút vốn liếng nào, cả gia đình tôi chỉ có thể bán vé số mưu sinh. Về sau, chủ vựa bông thương nên cho tôi lấy mối chịu, được lời thì trả. Cũng có khi phải lấy tiền lời bán vé số để bù trả tiền bông cho chủ vựa, nhưng cứ ráng làm thêm chút để có tiền lo cho mấy đứa nhỏ thôi”.

{keywords}
Bà Huê "đội" cái nắng chang chang của Tây Ninh để đi bán vé số dạo.
{keywords}
Sau lần tai biến, ông Khải không thể nói chuyện, chỉ ở một chỗ trông hàng cho bà Huê. 

Nói đến chuyện con gái đang bị F0 phải ở trọ một mình, bà Huê khóc nức nở. Cũng bởi cuộc sống mưu sinh quá vất vả, gia đình lại chẳng ai đủ khả năng đưa đón con gái những ngày chạy thận, đành phó thác vào số mệnh.

Ông Nguyễn Hoàng Tâm, trưởng ấp Trường Lộc, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh cho biết: “Nguồn thu nhập chính của gia đình em Hương là từ công việc buôn thúng bán bưng của người mẹ. Mặc dù ở ấp và xã đều cố gắng tạo điều kiện hỗ trợ cho gia đình, tuy nhiên, căn bệnh hiểm nghèo dai dẳng của em khiến gia đình khó khăn quá. Thay mặt chính quyền địa phương, tôi rất mong các nhà hảo tâm thương xót, giúp đỡ để bé được tiếp tục trị bệnh”.

Khánh Hòa

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bà Võ Thị Huê hoặc ông Trần Văn Khải; Địa chỉ: Ấp Trường Lộc, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh; Điện thoại: 0346637644 (em Hương) hoặc 0363339419 (bà Huê).
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.069 (Em Trần Thị Thu Hương)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
Con gái nhỏ cần 60 triệu đồng xạ trị, mẹ đơn thân trắng tay cầu cứu

Con gái nhỏ cần 60 triệu đồng xạ trị, mẹ đơn thân trắng tay cầu cứu

Nỗi đau mất con trai đầu lòng đã 10 năm vẫn còn in hằn trong tim, đứng trước ranh giới sống chết của con gái út vì căn bệnh u não, chị Dung uất nghẹn than trời.