- Vị trí đất vàng đẹp nhất Hà Nội thuộc ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng được biết đến về “kỷ lục” đền bù, giải phóng mặt bằng từ trước đến nay khi có hộ dân đưa ra mức giá đền bù… 1 tỷ đồng/m2. Tuy nhiên, ít ai biết, khu đất này đã từng nằm trong quy hoạch bãi đỗ xe của Hà Nội.
>> 'Xén' công viên làm bãi xe: HN chưa cẩn trọng!>> Phản đối xây bãi đỗ xe trong công viên Thống Nhất
>> Điểm mặt dự án bãi xe 'suýt' xén đất công viên
>> Vì sao HN 'chọn' công viên xây bãi đỗ xe?
>> Xén công viên làm bãi đỗ xe: Đừng vội vàng!
>> Hà Nội cắt công viên Thống Nhất cho giao thông tĩnh?
Quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 (QĐ 165) được biết đến như là một giải pháp cụ thể để hợp lý, đồng bộ giao thông tĩnh trên địa bàn 07 quận nội đô.
Trong số 34 điểm/bãi đỗ, quận Hoàng Kiếm có tổng số bảy điểm/bãi đỗ xe mới được phê duyệt, thời gian chuẩn bị đầu tư xây dựng được “chốt” từ năm 2004 – 2008.
Ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng trước khi được thu hồi. |
Các điểm này bao gồm: điểm Chương Dương (xây dựng xen kẽ dải cây xanh ngoài đê tại hai khu vực gần Chương Dương Độ); điểm Hai Bà Trưng – Hàng Bài; điểm Phan Chu Trinh (xây dựng một phần nhà máy ô tô Ngô Gia Tự); điểm Tràng Thi; điểm Chân Cầm; điểm Long Biên.
Trong số những điểm nêu trên, tính đến thời điểm hiện tại, có ít nhất 3/7 điểm đã “được” chuyển đổi mục đích từ bãi đỗ xe thành trung tâm thương mại, cao ốc, ngân hàng và siêu thị (điểm Phan Chu Trinh – hiện tại là trụ sở Ngân hang địa chỉ 16 Phan Chu Trinh; điểm Tràng Thi biến thành siêu thị, và điểm ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng).
Dư luận đã có thời điểm “hốt hoảng” về mức giá đền bù giải phóng mặt bằng chưa từng có từ trước đến nay tại các địa chỉ 22 – 24 Hàng Bài; 25 – 27 Hai Bà Trưng: để di dời 300 hộ dân cư trú trên diện tích 300m2, chủ dự án đã chấp nhận mức giá 500 triệu đồng/m2.
15/17 hộ đã thống nhất mức gia
đền bù. Tuy nhiên, duy nhất 2 hộ đã đơn phương phản đối.
Không chấp nhận mức giá đền bù 600 triệu đồng/m2, hai chủ hộ này đã đưa ra con
số đền bù 1tỷ đồng/m2.
Thông tin trên báo chí thời điểm đó (tháng 3/2011), lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm
cho biết, chính quyền sở tại sẽ ban hành quyết định cưỡng chế hai trường hợp hộ
dân nói trên, để lấy đất phục vụ dự án.
300m2 này nằm liền kề với khu đất 3.600m2 do Cty Nhựa Hà Nội quản lý. Tuy nhiên,
Cty Nhựa đã bàn giao mặt bằng đất từ năm 2004.
Câu chuyện về GPMB với mức đền bù giá “khủng”, “kỷ lục” chưa từng có trong tiền
lệ đã khiến khu đất ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng trở thành vị trí “đắt xắt ra
miếng” giữa Thủ đô.
Dự án Trung tâm thương mại, căn hộ và văn phòng cao cấp do Tân Hoàng Minh Group làm chủ đầu tư xây dựng tại vị trí đất vàng đã được quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe công cộng từ năm 2003. |
Tuy nhiên, trước khi có dự án xây dựng TTTM cao cấp tại đây, vị trí này đã có tên trong “bản đồ” quy hoạch xây dựng giao thông tĩnh của Hà Nội.
Theo đó, tại QĐ 165/2003 QĐ-UB, UBND Hà Nội phê duyệt xây dựng bãi đỗ xe nhiều tầng ngầm và nổi tại ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng.
Diện tích mặt bằng thu hồi
1.438m2 nằm trong đất của Cty Nhựa Hà Nội; diện tích mặt sàn sau xây dựng
5.752m2, sức chứa 230 xe. Bãi đỗ xe này sẽ thay thế các điểm đỗ trên các tuyến
phố Hai Bà Trưng (1,2,3), Hàm Long, Lý Thường Kiệt (3,4), Hàng Trống, Bà Triệu.
Thời gian chuẩn bị đầu tư và xây dựng là năm 2005.
Những thông tin này được cụ thể hóa tại bản kế hoạch đầu tư xây dựng các
bến/bãi/điểm đỗ xe và lộ trình thay thế các điểm đỗ xe trên đường phố giai đoạn
2004 – 2010.
Tính đến thời điểm hiện tại, công trường được quây kín bởi “bờ tường” bao xung
quanh và những tấm pa-nô, áp-phích quảng cáo về dự án đã che kín khu đất vàng.
Người dân chỉ có thể biết đó là một công trường nhờ những máy móc, những ống
thép khổng lồ dựng đứng bên trong.
Chủ dự án Trung tâm thương mại, căn hộ và văn phòng cao cấp là CTCP Thời Đại mới
T&T (Tân Hoàng Minh Group) – đơn vị đã chấp nhận mức giá kỷ lục về đền bù GPMB
để có được 300m2 đất từ 17 hộ dân hơn một năm về trước.
Theo quảng cáo, đây sẽ là dự án TTTM, căn hộ và văn phòng cao cấp hạng sang của
Thủ đô, là kiệt tác vượt thời gian.
Khi những thông tin chính thức về dự án được công bố, rất ít người có thể biết,
tại địa điểm mà Tân Hoàng Minh xây dựng dự án này, gần ½ diện tích dự án
(1.438m2/4.791m2) đã được Hà Nội phê duyệt để xây dựng bãi đỗ xe công cộng cao
tầng phục vụ nhu cầu người dân ở khu vực trung tâm Thủ đô.
Trao đổi với VietNamNet, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho hay: Hà Nội đã nhiều lần điều
chỉnh quy hoạch tổng thể, do đó, nhiều dự án thuộc quy hoạch mạng lưới điểm
đỗ/gửi xe theo QĐ 165 cũng thay đổi.
|
Tuy nhiên, dự án các điểm bãi đỗ xe của Hà Nội được quy hoạch trong giai đoạn 2004 – 2010, trong đó có dự án xây bãi đỗ xe tại ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng được phê duyệt vào năm 2003 và “chốt” thời điểm đầu tư xây dựng vào năm 2005.
Ông Nghiêm cũng phân tích: đầu tư xây dựng bãi đỗ xe ngầm rất tốn kém, khả năng thu hồi vốn chậm (khoảng 100 năm), do đó nhiều chủ dự án rất e ngại.
Với thực tế nói trên, có lẽ Hà Nội sẽ “mất” một điểm đỗ xe công cộng tại ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng đã từng nằm trong bản đồ quy hoạch gần chục năm trước.
Kiên Trung
(còn nữa…)