- Có chút bất ngờ với câu hỏi nghị luận, tuy nhiên thí sinh Hà Nội vẫn làm tốt do chủ đề gần với cuộc sống. Ở TP.HCM, nhiều giáo viên cho biết đề thi có tính thời sự, nhân văn, phân loại học sinh tốt.

{keywords}
Dù có chút bất ngờ nhưng nhiều thí sinh cười tươi trao đổi về đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 sáng 11/6 tại Hà Nội.

Hà Nội: Bất ngờ với câu nghị luận

Tại điểm thi Trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa), em Nguyễn Thục Anh, Trường THCS Bế Văn Đàn cho biết: Với câu hỏi nghị luận hỏi mối quan hệ, ứng xử giữa “cá nhân-tập thể” em chưa gặp nhiều lúc ôn thi nên ban đầu có chút khó khăn vì bất ngờ.

Tuy nhiên Thục Anh vẫn làm tốt vì câu hỏi khá gần gũi. Trong bài em viết về thái độ sống, với cá nhân phải vì tập thể và lợi ích chung của cộng đồng.

Cuối bài em liên hệ bản thân phải luôn suy nghĩ về vai trò của mình trong tập thể lớn. Đôi khi phải hi sinh vì lợi ích của tập thể. Với học sinh điều quan trọng là học tập tốt, cư xử thân thiện với mọi người.

Trong bài, Thục Anh cũng nêu những cá nhân vì cộng đồng như Bill Gates, Nick Vujicic đã truyền hứng tích cực đến hàng triệu người trên thế giới.

Bên cạnh đó, trong xã hội có không ít những cá nhân chỉ quan tâm lợi ích cá nhân và luôn mong làm giàu cho bản thân như những cán bộ tham ô, bác sĩ làm giàu cho túi tiền mình mà không nghĩ đến tính mạng bản thân.

Phạm Thành Đạt, Trường THCS Đống Đa, cho rằng những dẫn chứng trong câu hỏi nghị luận không ăn nhập nhiều vào câu hỏi nghị luận xã hội. Muốn làm tốt phải biết mở rộng ra các mối quan hệ để làm rõ vai trò của cá nhân-tập thể.

Những câu hỏi khác, Đạt học chắc dàn ý, mạch bài trên lớp nên làm khá tốt và hi vọng bài làm sẽ được khoảng 8 điểm. 

{keywords}
Nhiều thí sinh tự tin cho biết mình được khoảng 7 điểm đến 8 điểm ở môn thi Ngữ văn sáng 11/6 tại Hà Nội.

Tương tự, Lưu Thiên An Hương, Trường THCS Đống Đa cho biết em rất trăn trở khi trong xã hội không ít người còn sống thờ ơ, ích kỉ:

Em thấy trong lớp nhiều cán bộ lớp hoặc các bạn nổi trội, nhiệt tình tham gia các hoạt động và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Trong khi không ít thành viên còn lười nhác, ỉ lại. Bên ngoài không ít người thờ ơ khi gặp người ăn xin là người già, trẻ em. Nhiều bạn khi đi ăn còn vứt rác bừa bãi, không tôn trọng người xung quanh”.

Học sinh TP.HCM tự tin

Tại hội đồng thi THCS Lê Quý Đôn, quận Thủ Đức, em Nguyễn Thị Kim Yến cho biết:  “Trước khi thi, các thầy cô trong trường đã nhắc học sinh lưu tâm về vấn đề hát quốc ca trong SEA Games và đưa ra một số vấn đề cho học sinh ôn tập. Khó nhất là câu số 3 vì đây là vấn đề kết hợp”.

Một nhóm học sinh đứng lại bàn luận về đề thi, nhiều em cho biết “có một số câu hỏi trúng tủ, nhưng nếu chỉ học tủ sẽ không làm hết ý. Ngoài những vấn đề đã được học và thầy cô ôn tập, chúng em phải biết vận dụng và khai thác vấn đề”.

Em Trần Thanh Ngân, hội đồng thi THCS Phan Tây Hồ (quận Gò Vấp) cho rằng đề dễ theo hướng mở, câu 1 và câu 2 đề cập đến nhiều vấn đề xã hội, tạo ra nhiều cảm xúc.

Tương tự, tại hội đồng thi THPT Nguyễn Hữu Huân, kết thúc môn thi nhiều học sinh cũng cho biết đề thi không khó. Nhiều học sinh tự tin sẽ giành được điểm khá.

Nhận định về đề thi môn Ngữ văn của học sinh TP.HCM, nhiều giáo viên cho biết đề thi mang hơi thở thời đại và tính nhân văn sâu sắc. Đối với học sinh giỏi đề văn có đất cho học sinh thể hiện, học sinh khá có tính phân loại cao.

{keywords}
Học sinh TP.HCM sau buổi thi Ngữ văn. Ảnh: Lê Huyền
Thầy Bùi Gia Hiếu, hiệu trưởng THPT Nhân Việt phân tích:

Câu hỏi số 1 liên quan đến SEA Games – sự kiện đang diễn ra có tính thời sự và đánh trúng tâm lý của xã hội. Ngoài ra, còn có có giá trị giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Ở câu hỏi số 2, vô cảm là chủ đề không mới vì vấn đề vô cảm trong xã hội đã được phản ánh rất nhiều, nhưng việc vô cảm trong gia đình gần đây mới được chú ý. Một lưu ý nho nhỏ trong câu hỏi này nằm ở tấm hình minh họa cho câu hỏi. Đây là tấm hình trích trong bộ ảnh của thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, rất nổi tiếng được nhiều trường học hiện nay treo trong lớp học. Câu hỏi số 3 đòi hỏi học sinh phải biết nắm bắt vấn đề.

Thầy Hồ Hoài Khanh, giáo viên của trường nhận xét, cấu trúc đề thi có thay đổi. Đây là lối cấu trúc của đề thi THPT quốc gia sẽ diễn ra vào đầu tháng 7. Nét mới các câu hỏi trong đề thi: như sau: Câu 1 của đề thi năm nay là đọc hiểu, đây là lần đầu tiên áp dụng cho tuyển sinh 10. Tuy nhiên, giáo viên các trường đều đã nắm được vấn đề này nên đã ôn tập rất kĩ cho các em, học sinh có thể hoàn thành câu 1 dễ dàng. Sự đổi mới lớn nhất ở đề thi tuyển sinh năm nay là câu 3  (giảm thang điểm từ 5 xuống 4, giúp phân loại học sinh rất lớn).

Thầy Khanh tổng kết: "Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm nay khá nhẹ nhàng cho học sinh nhưng vẫn đảm bảo đánh giá được khả năng và phân loại. Quan trọng nhất là đề văn mang được hơi thở của thời đại (ngữ liệu đọc hiểu) và gây nhiều hứng thú cho việc dạy và học văn".

  • Văn Chung - Lê Huyền

Xem thêm: