Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa đề xuất sửa đổi nới lỏng điều kiện để doanh nghiệp khó khăn vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thuận lợi tiếp cận hơn với chính sách tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, nhiều đơn vị và doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đối tượng được tạm dừng đóng và quỹ hưu trí và tử tuất là "người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19-19 dẫn đến phải giảm từ 10% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 4-2021 (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương)".
Thời điểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trước khi nộp hồ sơ cũng được điều chỉnh từ "không quá 3 tháng" lên "không quá 6 tháng". Riêng thời gian tạm hoãn vẫn giữ nguyên là không quá 12 tháng. |
Theo đề xuất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất không quá 6 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị và tổng thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất không quá 12 tháng.
So với quy định hiện hành, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã nới lỏng điều kiện cho doanh nghiệp, giảm tỉ lệ lao động ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ 20% xuống còn 10%. Thời điểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trước khi nộp hồ sơ cũng được điều chỉnh từ "không quá 3 tháng" lên "không quá 6 tháng". Riêng thời gian tạm hoãn vẫn giữ nguyên là không quá 12 tháng.
Đối với đề xuất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đồng ý với chủ trương tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất bổ sung điều kiện đối với đối tượng được nới lỏng.
So với quy định hiện hành, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã nới lỏng điều kiện cho doanh nghiệp, giảm tỉ lệ lao động ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ 20% xuống còn 10% |
Theo Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đồng ý tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất với người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 10% số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ so với thời điểm tháng 4-2021. Các doanh nghiệp này phải hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực: Vận tải (hàng không, đường bộ, đường thủy); khách sạn, nhà hàng; du lịch; giáo dục, văn hóa, thể thao hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc khu làm việc tập trung bị cách ly, phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp cũng phải bảo đảm điều kiện đã đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đến hết tháng 4-2021.
Các trường hợp doanh nghiệp còn lại, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất thực hiện theo Nghị quyết số 154/NQ-CP, tiếp tục duy trì với điều kiện "giảm từ 20% số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ so với thời điểm tháng 4/2021, đã đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đến hết tháng 4-2021".
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, với điều kiện đề xuất của cơ quan này, dự kiến có khoảng 39.000 đơn vị và doanh nghiệp, khoảng 1,15 triệu lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, với số tiền khoảng 8.450 tỉ đồng.
(Theo Người Lao Động)
Đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì có lương hưu?
Bà Nguyễn Lan Hương hỏi, nếu đóng BHXH tự nguyện thì thời gian tính để nghỉ hưởng lương hưu là bao nhiêu năm? Có khác gì so với BHXH bắt buộc không?