Bộ Tài chính vừa có báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và định hướng kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2021-2023.

Năm 2021 dự toán thu ngân sách là 1,34 triệu tỷ đồng, đạt tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,5%GDP. Trong đó, cơ cấu thu tiếp tục xu hướng chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng thu nội địa chiếm 84,4%, thu dầu thô chiếm 1,7% và thu cân đối xuất nhập khẩu chiếm 13,3%.

{keywords}
Thu ngân sách giai đoạn 2021-2023 sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh dự kiến thu ngân sách còn khó khăn do tình hình sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp cần thời gian phục hồi do tác động của đại dịch Covid-19, dự toán chi năm 2021 là 1,687 triệu tỷ đồng, thấp hơn 60,1 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2020.

Về bội chi, dự toán năm 2021 là 343,67 nghìn tỷ đồng, tăng 108,87 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2020, bằng khoảng 4%GDP. Tổng nhu cầu huy động của Chính phủ (chưa bao gồm vay về cho vay lại) khoảng 580 nghìn tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2021, nợ công bằng khoảng 46,1%GDP.

Giai đoạn 2021-2023, Bộ Tài chính phấn đấu thu ngân sách khoảng 4,33 triệu tỷ đồng; đạt tỷ lệ huy động thu vào NSNN bình quân khoảng 15,5%GDP. Tiếp tục cơ cấu lại thu NSNN, tăng tỷ trọng thu nội địa đến năm 2023 khoảng 85-86% tổng thu NSNN.

Dự kiến tổng chi ngân sách khoảng 5,4 triệu tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước bình quân khoảng 3,8%GDP. Nợ công đến năm 2023 khoảng 48,1%GDP.

Lương Bằng

Tăng trưởng GDP bằng một nửa mục tiêu, thu ngân sách vẫn đạt 98%

Tăng trưởng GDP bằng một nửa mục tiêu, thu ngân sách vẫn đạt 98%

Dù tăng trưởng GDP năm 2020 chỉ đạt 2,91% (thấp hơn mục tiêu đặt ra là 6,8%) nhưng thu ngân sách năm 2020 vẫn đạt tới 98% dự toán.