Cụ thể, ngưỡng điểm trúng tuyển có điều kiện của 3 phương thức xét tuyển sớm, gồm xét học bạ kết hợp giải học sinh giỏi, chứng chỉ quốc tế và sử dụng điểm đánh giá năng lực của Trường ĐH Ngoại thương năm 2023 như sau:

Năm 2023, Trường ĐH Ngoại tuyển sinh bằng 6 phương thức:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi/thi khoa học kỹ thuật quốc gia, đoạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên của các trường THPT/trường THPT quốc tế.

Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, dự kiến từ ngày 18/7 đến 17h ngày 30/7/2023.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo các tổ hợp môn, dự kiến từ ngày 10/7 đến 17h ngày 30/7/2023.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức trong năm 2023.

Phương thức 6: Xét tuyển thẳng năm 2023, dự kiến từ ngày 22/5 đến 17h ngày 30/5/2023.

Xét tuyển đặc thù với Chương trình định hướng phát triển quốc tế Kinh tế chính trị quốc tế: từ ngày 5/5 đến trước 17h ngày 31/5/2023.

Năm 2023, Trường ĐH Ngoại thương tuyển 4.100 chỉ tiêu cho 3 cơ sở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh.

Mức thu học phí năm học 2023-2024 của Trường ĐH Ngoại thương như sau:

Học phí dự kiến năm học 2023-2024 đối với chương trình đại trà là 25 triệu đồng/sinh viên/năm.

Học phí chương trình Chất lượng cao dự kiến là 45 triệu đồng/năm.

Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 70 triệu đồng/năm.

Học phí của các chương trình định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế: Chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, Chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, Chương trình Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, Chương trình CLC Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp, dự kiến khoảng 45 triệu đồng/năm. Học phí của chương trình Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số, Truyền thông Marketing tích hợp dự kiến là 60 triệu đồng/năm.

Như vậy, Trường ĐH Ngoại thương tăng học phí hầu hết chương trình đào tạo, mức tăng dao động 5-10 triệu đồng/năm.

Nhà trường cho biết, dự kiến học phí của các chương trình được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm.