- “Kỷ niệm tuổi 15, VietNamNet đã có bước phát triển khá vững chắc, đang nằm trong top đầu làng báo điện tử Việt Nam”, bạn Phan Văn Toàn, Báo Nghệ An, số 3, đại lộ Lê nin- TP.Vinh, mở đầu bài góp ý cho báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
Đừng biến VietNamNet thành con đường một chiều
Sức khỏe giới tính để ở chuyên mục khoa học không hợp
Trăn trở của một nhà báo cùng VietNamNet
Mời bạn đọc góp ý cho VietNamNet
1. Về giao diện:
- Báo VietNamNet có giao diện khá hợp lý, với các chuyên mục cụ thể trên thanh công cụ và giới thiệu ngay trang chủ như: Tuần Việt Nam, Diễn đàn kinh tế Việt Nam, 2 sao, tin tức online, bất động sản và tiếng Anh, thông tin giải trí, các mục xã hội, giáo dục, chính trị, chuyển động trẻ, thị trường, quốc tế, văn hóa, khoa học, CN-TT-Viễn thông, bạn đọc, thể thao khá thuận lợi cho độc giả truy cập và tìm những vấn đề mình quan tâm. Trang chủ của báo điện tử cũng như trang nhất của báo in. VNN đã phát huy lợi thế của công nghệ điện tử nhanh nhạy hơn so với báo in để thường xuyên cập nhật các thông tin nóng hổi đang diễn ra trong nước và quốc tế.
- Tuy nhiên báo còn một số hạn chế:
+ Nhìn tổng thể và so với một số báo mạng điện tử ra đời sau thì giao diện của VNN chưa bắt mắt.
+ Vấn đề quan tâm phía trên, góc trái trang chủ diện tích chưa tương xứng, còn lép so với hình ảnh quảng cáo phía trên góc phải.
2. Về nội dung:
- Mạnh:
+ Thời gian qua VietNamNet đã bám sát các sự kiện, phản ánh kịp thời những sự kiện lớn có tầm vĩ mô của đất nước, quốc tế. Các chuyên mục của báo đã hình thành bản sắc riêng như xã hội, giáo dục, chính trị, chuyển động trẻ, thị trường, quốc tế, văn hóa, khoa học, CN-TT-Viễn thông, bạn đọc, thể thao luôn cập nhật đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của độc giả.
+ Đặc biệt TuanVietNam có nhiều bài phản biện xã hội những vấn đề lớn của đất nước được dư luận quan tâm như: Chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia, phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường; các chuyên đề kinh tế về tài chính, ngân hàng, bất động sản, chống tham nhũng; cải cách hành chính, xây dưng nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 gắn với công tác cán bộ.
+ Trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, năm 2011 VietNamNet có hoạt động phối hợp với Hội nhà văn Việt Nam tổ chức phát động cuộc thi thơ, nhạc về chủ đề “Đây biển Việt Nam” có tác động xã hội rộng lớn về khơi dậy tình yêu biển, đảo của Tổ quốc và nâng cao trách nhiệm của xã hội của công dân trong giữ vững chủ quyền biển đảo.
+ Báo VietNamNet không chỉ tập hợp được nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực với những bài viết sâu sắc về các vấn đề thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội thu hút độc giả mà đội ngũ cán bộ, phóng viên làm báo của tòa soạn cũng thể hiện rõ về bản lĩnh chính trị có nhiều bài viết định hướng dư luận về những vấn đề nóng (như loạt bài về biển đảo, người nước ngoài nuôi cá lồng ở Cam Ranh…) vì sự phát triển bền vững và báo vệ chủ quyền của đất nược; các bài viết định hướng thẩm mỹ trong hoạt động văn hóa nghệ thuật; phản ánh hoạt động thể thao và bóng đá chân chính của nước nhà.
- Hạn chế:
+ Giao lưu đối thoại các vấn đề dư luận xã hội quan tâm còn ít.
+ Một số bài viết rút tít, hình ảnh còn giật gân câu khách, chưa đúng tầm của tờ báo chính thống.
3. Mong muốn
- Về Giao diện:
+ Là tờ báo chủ lực của Bộ TT&TT- đơn vị quản lý nhà nước các ấn phẩm báo chí trong nước, VNN cần thiết kế những thông tin quảng bá về một số cuộc vận động lớn, nhấn mạnh các chủ đề tuyên truyền ở trang chủ có màu sắc tương ứng, phù hợp.
+ Báo mở thêm một số chuyên mục, có thể như: Người Việt ở năm châu, Du lịch Việt Nam, Bản sắc văn hóa Việt, Chuyện lạ Việt Nam… v.v.
+ Báo nên hình thành chuyên mục để kịp thời biểu dương các nhân tố điển hình về tập thể, cá nhân trong phong trào thi đua yêu nước, trong Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…
+ Để phong phú thêm nội dung, báo nghiên cứu mở chuyên mục “Vì sự trong sáng Tiếng Việt” mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khởi xướng từ những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
+ Cần thiết kế để độc giả có thể biết được số lượng truy cập vào các bài viết, những vấn đề báo phản ánh được dư luận chú ý.
+ Nên xây dựng phần mềm tiếp chương trình thời sự buổi tối của Đài TNVN, tạo điều kiện cho độc giả có thế vào mạng theo dõi.
+ Hầu hết những bài viết của nhà báo, CTV đều tuân thủ quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt khi xuống dòng phải thụt đầu dòng cách lề trái 1 từ hoặc 1cm khi soạn thảo văn bản. Thế nhưng khi đưa lên mạng hầu hết báo mạng điện tử đều cân trang lại nên biến mất quy tắc này. Nên chăng, báo VietNamNet xem xét lại cách trình bày.
- Về Nội dung:
+ Báo VietNamNet tiếp tục quan tâm, phát huy thế mạnh phản biện xã hội, tập hợp nhiều chuyên gia đầu ngành, có nhiều chương trình giao lưu trực tuyến về những vấn đề xã hội quan tâm; đồng thời cũng có thể tiếp các chương trình giao lưu trên báo mạng khác như Báo điện tử Chính phủ để làm phong phú cho báo mạng của mình.
+ Với những vấn đề đấu tranh chống tiêu cực, báo cần tiến hành “rốt ráo”, triệt để và cập nhật để độc giả theo dõi được kịp thời.
+ Sau một số bài viết, những vấn đề dành cho độc giả phản hồi, báo nên biên tập sớm và đăng tải nhằm tăng hiệu quả tuyên truyền và giao lưu với độc giả.
Nhân 87 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tôi kính chúc Báo VietNam Net tiếp tục xứng đáng là tờ báo điện tử lớn của cả nước cả về nội dung và giao diện; kính chúc cán bộ, phóng viên nhân viên tòa soạn nêu cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo xây dựng tờ báo ngày một phát triển.”
Trân trọng cảm ơn ý kiến của bạn Phan Văn Toàn. Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Ban Bạn đọc