Theo khoản 1 điều 116 Bộ luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ việc riêng nhưng vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp cụ thể sau:
- Người lao động kết hôn thì được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương. Trường hợp con của người lao động kết hôn thì được nghỉ 1 ngày.
- Nếu như trong trường hợp bố hoặc mẹ đẻ của người lao động qua đời thì người lao động được nghỉ 3 ngày nhưng vẫn hưởng nguyên lương. Tương tự trong trường hợp bố vợ hoặc mẹ vợ hay bố chồng hoặc mẹ chồng của người lao động qua đời người lao động cũng được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương.
Ảnh minh họa |
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người lao động chết thì người lao động được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương. Con của người lao động mà chết, người lao động cũng được nghỉ 3 ngày.
- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi có bố hoặc mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn. Người lao động cũng được nghỉ không lương 1 ngày và cũng phải báo với người sử dụng lao động trong trường hợp có ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột qua đời.
Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều ngay, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Trong năm 2019, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ việc riêng tại các trường hợp nêu trên được thực hiện theo quy định mới tại khoản 9 điều 1 của Nghị định 148/2018/NĐCP có hiệu lực từ ngày 15/12/2018.
Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại khaorn 1 điều 116 Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, Tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
PV
Hướng dẫn đóng BHYT, BHXH áp dụng từ 1/1/2019
Kể từ ngày 1/1/2019, các đơn vị sử dụng lao động phải rà soát lại thang bảng lương và đóng BHXH, BHYT... cho người lao động theo mức lương mới.