CNHT được đánh giá là một ngành quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Số doanh nghiệp đang hoạt động trong CNHT hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến – chế tạo. Không thể phủ nhận trong thời gian qua ngành CNHT Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định, đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo đánh giá của ông Lê Minh Đức, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp Sika Việt Nam, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hiện nay đứng trước một cơ hội rất lớn. Trong thời gian vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp ở đầu chuỗi dịch chuyển về Việt Nam. Sika cũng là một trong những doanh nghiệp cũng có tiếp cận được cơ hội đó.
Để nắm bắt được cơ hội, điều đầu tiên tôi nghĩ các doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống quản lý tốt và đạt được những yêu cầu điều kiện cần của những doanh nghiệp đầu chuỗi.
Khi xây dựng được một hệ thống của mình, đáp ứng được điều kiện cần của các doanh nghiệp đầu chuỗi, bước tiếp theo là cần tối ưu hóa về chi phí bằng cách cải tiến sẽ giảm lãng phí rất đáng kể.
Nhận thức được điều đó trong thời gian vừa qua, Sika Việt Nam luôn tích cực trong hoạt động cải tiến. Đơn cử như việc tham gia vào mạng lưới chuyển đổi LEAN. Từ đó, mình sẽ có cơ hội thâm nhập sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn trên toàn cầu khi dịch chuyển đến Việt Nam.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt cũng cần phải nỗ lực tích cực hơn nữa trong lĩnh vực cải tiến. Điểm bất lợi của các doanh nghiệp trong công nghiệp hỗ trợ Việt Nam là về các dây chuyền, thiết bị công nghệ của mình lạc hậu. Trong khi đó, các nước họ đến từ những tập đoàn lớn đó họ đã có thâm niên quan hệ với các tập đoàn đó lâu năm, họ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật, kể cả về tài chính và hệ thống quản lý họ cũng sẽ hơn hẳn của mình.
Nhưng mình xuất phát sau họ thì mình cũng sẽ phải có những hoạt động tích cực trong việc nỗ lực học hỏi, nỗ lực cải tiến. Thì mình sẽ có cơ hội để bắt nhịp.
"Điều tôi muốn nhấn mạnh là các tiêu chí của khách hàng. Thường người ta sẽ quan tâm đến đầu tiên là an toàn, chất lượng, và giá thành, tiến độ. Cái đó mình phải dựa vào những tiêu chí mà khách hàng cần. Khách hàng cần 4 tiêu chính và mình hướng và những cái đó", ông Đức nói.
Đồng quan điểm với ông Đức, ông Lê Thanh Thủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác TCI cho rằng điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội. Đặc biệt là trong thời gian vừa qua. Dịch bệnh đương nhiên sẽ có thách thức và khó khăn nhiều. Tuy nhiên cơ hội cũng sẽ có. Các doanh nghiệp Việt Nam phải biết tận dụng thời điểm, tận dụng cơ hội để thâm nhập được vào nhà cung cấp của khách hàng.
Thứ hai bất lợi của doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều. Từ năng lực cạnh tranh kể cả nhưng chị Huyền vừa trao đổi là chính quyền địa phương. Thực sự hiện tại bây giờ ở các địa phương đa phần người ta vẫn ưu tiên và ưu ái các nhà đầu tư FDI. Các doanh nghiệp trong nước thực sự còn gặp rất nhiều khó khăn và còn nhiều trở ngại. Nguyên vật liệu chúng ta cũng khó khăn. Nhân lực cũng khó khăn. Hệ thống quản lý cũng khó khăn. Công nghệ cũng khó khăn. Nên khả năng cạnh tranh sẽ thấp hơn.
Kim Duyên