Hai nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới còn rất nhiều bất đồng do vậy hai vòng đàm phán có lẽ chưa thể đủ giải quyết các mẫu thuẫn tích lũy hàng chục năm nay. 

Thỏa thuận đầu tiên

Sau nhiều tuần căng thẳng, nước Mỹ của ông Donald Trump và Trung Quốc của ông Tập Cận Bình dường như đã đạt được thỏa thuận đầu tiên về thương mại.

Trong một tuyên bố chung được đưa ra vào ngày 19/5, Nhà Trắng cho biết, Trung Quốc đã đồng ý “tăng mạnh” sức mua các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ nhằm cắt giảm thâm hụt thương mại giữa 2 nước.

Tuyên bố chung này được xem là kết quả của hàng loạt các nỗ lực từ Mỹ và Trung Quốc trong thời gian qua nhằm giải quyết những tranh chấp thương mại, nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến thảm khốc giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

{keywords}
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) 

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He), đặc phái viên của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng có những cuộc nói chuyện tại Washington hôm thứ Năm và Thứ Sáu cho biết, cuộc đàm phán “mang tính xây dựng”.

Nhà Trắng tiết lộ, Trung Quốc đã đồng thuận về việc Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu các hàng hóa nông sản và năng lượng và tới đây Mỹ sẽ gửi một đoàn sang Trung Quốc để làm rõ chi tiết về các thỏa thuận vừa đạt được.

Báo cáo cũng cho biết, Trung Quốc sẽ tăng mạnh sức mua các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng gia tăng của người dân Trung Quốc và nhu cầu phát triển kinh tế chất lượng cao. Điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và việc làm ở Mỹ.

Theo Nhà Trắng, phái đoàn hai bên cũng đã thảo luận về việc mở rộng thương mại về các loại hàng hóa được sản xuất tại hai nước và đồng ý đẩy mạnh hợp tác về vấn đề sở hữu trí tuệ. Trung Quốc sẽ “tăng cường sửa đổi liên quan” đối với các luật và quy định trong lĩnh vực này, bao gồm luật sở hữu trí tuệ.

Trước đó, sáng thứ Sáu, 18/5, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng Larry Kudlow chia sẻ với báo chí, Trung Quốc đã đề xuất cắt giảm thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ “tối thiểu 200 tỷ USD”. 

{keywords}
 

Một số chuyên gia cho rằng, Boeing có thể sẽ là bên được hưởng lợi nhiều nhất từ đề xuất của Trung Quốc. Boeing là nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ và đã bán khoảng 1/4 số lượng máy bay thương mại cho khách hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó là các nhà sản xuất trái cây, thịt lơn, rượu vang và ngũ cốc,...

Đề xuất khổng lồ này được xem là nỗ lực nhằm giảm sự mất cân bằng thương mại lớn giữa 2 nước, vốn lên tới 375 tỷ USD vào năm 2017. Tuy nhiên, đã có nhiều hoài nghi quanh gói đề xuất khổng lồ này.

Cuộc đối đầu chưa hồi kết

Chỉ vài giờ sau, Trung Quốc đã bác bỏ những thông tin cho rằng, nước này đã đưa ra gói đề xuất khủng nói trên. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lu Kang, phủ nhận thông tin và cho rằng đây là “những tin đồn không căn cứ”.

Trả lời trên Xinhua hôm 20/5, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc nói rằng, Trung Quốc và Mỹ đã đồng ý loại bỏ bất cứ một cuộc chiến tranh thương mại nào và 2 bên đã đồng ý ngừng tăng các mức thuế lên nhau như đe dọa trước đó.

Như vậy, qua tuyên bố của hai bên sau 2 vòng đám phán, có thể thấy Trung Quốc và Mỹ đã đạt được kết quả ban đầu. Đó là sự hợp tác để tránh một cuộc chiến thương mại toàn diện, tác động tiêu cực tới cả 2 bên. 

{keywords}
 

Mặc dù một cuộc chiến thương mại toàn diện có thể sẽ không xảy ra nhưng sự đối đầu giữa Mỹ và Trung có lẽ chưa thể kết thúc.

Một số chuyên gia cho rằng, trong quá trình tăng trưởng bùng nổ và hướng tới mục tiêu trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, Bắc Kinh không muốn bị Mỹ áp thuế ở mức cao và bị ngăn cản trong việc tiếp nhận công nghệ cao từ các doanh nghiệp lớn của Mỹ. Những nhượng bộ của Trung Quốc - được quan chức Mỹ đề cập tới vài ngay qua - có thể là “củ cà rốt” mà chính quyền ông Tập Cận Bình muốn đưa ra để đàm phán với Mỹ.

Tuy nhiên, trên thực tế, những cam kết vẫn khá chung chung, chưa có thỏa thuận nào được bảo đảm. Bắc Kinh cũng chưa xác nhận về những con số mà Mỹ đưa ra, chưa có bất cứ chi tiết và những kế hoạch cụ thể nào. Có lẽ, họ cần thêm thời gian để xử lý.

Về phía Mỹ, yêu cầu hàng đầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn là Trung Quốc phải cắt giảm thương mại với Mỹ và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Ông Trump kiên quyết với một mục tiêu tối thượng và dường như đã đạt được những kết quả ban đầu trước Trung Quốc sau khi đưa ra những quyết định tăng thuế một cách cứng rắn cũng như quyết định trừng phạt công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc: ZTE.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghi ngờ khả năng Mỹ có thể rút thặng dự thương mại với Trung Quốc bớt 200 tỷ USD bởi đây là con số quá lớn. Theo các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), khi Trung Quốc giảm thuế cho hàng hóa Mỹ thì cũng phải đưa ra động thái tương tự với các đối tác thương mại khác. Điều đó có nghĩa Mỹ vẫn không dễ đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc, bởi hàng Nhật, Hàn, châu Âu,... cũng sẽ đổ mạnh vào nước này.

Về ZTE, trong tuyên bố chung của Mỹ - Trung Quốc hôm 19/5 không đề cập đến vụ việc này. Ông Larry Kudlow hôm 18/5 cho biết, ZTE không phải là vấn đề thương mại mà là vấn đề chấp pháp.

Theo đó, Mỹ không cho phép ZTE thoát khỏi trừng phạt dễ dàng như hình dung. ZTE có thể sẽ phải thay đổi bộ máy lãnh đạo, bao gồm khả năng bổ nhiệm các thành viên HĐQT mới để được Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận công nghệ.

Có thể thấy, sự cứng rắn của ông Donald Trump gần đây như việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran cũng như các chính sách bất ngờ nhưng kiên quyết đối với Triều Tiên... có thể khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới phải cân nhắc một cách nghiêm túc những tuyên bố của ông Trump.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không dễ gì chấp nhận các yêu cầu phải nhượng bộ Mỹ. Nếu có nhượng bộ ở mặt này, Trung Quốc có thể tấn công ở mặt khác. Trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã làm suy yếu đồng NDT, một bước đi mà nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc muốn phòng trước cho sự đối đầu thương mại với Mỹ.

M. Hà

Donald Trump đe Nga, dọa Trung Quốc: Ra tay và trả đũa

Donald Trump đe Nga, dọa Trung Quốc: Ra tay và trả đũa

Cuộc chiến thương mại leo thang, căng thẳng tại Trung Đông tiềm ẩn rủi ro lớn, mâu thuẫn giữa phương Tây và Nga chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. 

Donald Trump viết lại luật chơi: Một quyết định cả thế giới lo ngại

Donald Trump viết lại luật chơi: Một quyết định cả thế giới lo ngại

Cú đảo chiều lịch sử, viết lại luật chơi trên thị trường tự do của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại. Giới đầu tư nín thở trước một cuộc chiến không mong đợi.

Donald Trump rút lui và lời đáp trả không thể đảo ngược

Donald Trump rút lui và lời đáp trả không thể đảo ngược

Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút lui nhưng nỗ lực của 11 nước thành viên, trong đó có Việt Nam, đã là câu trả lời khẳng định về xu thế không thể đảo ngược. 

Một quyết định của Donald Trump: Tỷ phú Việt lập tức bị chấn động

Một quyết định của Donald Trump: Tỷ phú Việt lập tức bị chấn động

Những chuyển biến trong chính sách của Tổng thống Donald Trump có thể ảnh hưởng trực tiếp tới những doanh nhân giàu có trên thị trường chứng khoán.