Vườn quốc gia Núi Chúa, nằm trên huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận thành lập năm 2023 với diện tích 30 nghìn ha với hơn 7.000 ha biển, còn lại là rừng. Vườn quốc gia Núi Chúa nơi kết hợp của biển và rừng, trở thành địa danh hiếm thấy ở nước ta với cảnh quan khô hạn, có các rạng có bụi cây, nằm trơ trọi trên những tảng đá.  Đây còn là nơi khô hạn, lượng mưa thấp nhất cả nước, số cơn mưa đếm trên đầu ngón tay.

Đa dạng sinh học của vườn rất phong phú từ rừng tới biển. Vườn có 1.532 loài thực vật có bậc cao có mạch, thuộc 5 ngành. Trong đó, có 1.237 loài Ngọc lan, 25 loài Dương xỉ, 12 loài ngành Thông và nhiều thực vật khác trong đó có 62 loài thực vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ Thế giới.

Về động vật, Vườn có 330 loài có xương sống trên cạn, 84 loài thú, 163 loài chim và 83 loài bò sát lưỡng cư, trong đó có 64 loài quý hiếm được cảnh báo cần bảo tồn.

Núi Chúa cũng là nơi có thảm san hô phong phú với 350 loài, đây là nơi hiếm hoi có rùa biển sinh sản. Các loài rùa cần bảo tồn như như rùa xanh, đồi mồi, rùa đầu to, rùa da.

Núi Chúa nằm trong vùng khí hậu khô hạn nên thảm thực vật cũng thích nghi với điều kiện thiên nhiên như các loại cây phiến lá nhỏ, có gai nhiều. Một số loài cây lá nhỏ dày, tích nước để sinh tồn trên đá. Một số cây đặc trưng chỉ có ở Ninh Thuận như dẻ Phan Rang, thị Phan Rang, chòi mòi Phan Rang, đa Phan Rang… Vì khí hậu quá khắc nghiệt, nhiều cây có hình thù bắt mắt đã trở thành “nạn nhân” của nạn phá rừng làm cây cảnh.

Vườn Quốc gia Núi Chúa còn có vùng sinh thái ẩm. Sự hiện diện của vùng sinh thái này đã bổ sung cho thảm thực vật ở vùng bán khô hạn. Trong rừng nhiều cây gỗ, cây bụi và thảm cỏ. Không khí dễ chịu thích hợp cho du khách dã ngoại hòa mình với thiên nhiên. Khi tham quan Vườn quốc gia Núi Chúa, du khách cần đảm bảo tham quan theo quy định của Vườn như bảo tồn các loại động thực vật, vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi.

nui chua.png
Hoạt động bảo vệ môi trường để rùa biển về đẻ trứng tại Vườn quốc gia Núi Chúa. 

Vườn cũng xây dựng khu vườn ươm để nhân giống, phục hồi sinh cảnh để bảo tồn các loài thực vật quý hiếm. Những loại cây như gỗ mun… sau đó các cây con được đưa vào rừng trồng và cả vùng sinh thái rừng ngập mặn.

Thực vật ngập mặn tại rừng quốc gia Núi Chúa là mắm trắng và cây đơn. Tuy nhiên, từ hơn mười năm trước nhiều người dân chặt phá đất rừng lấn chiếm đất đầm làm ao nuôi tôm khiến hệ sinh thái bị tận diệt. Từ năm 2015, Tỉnh Ninh Thuận đã yêu cầu Ban quan Vườn Núi Chúa phối hợp với người dân sống xung quanh trồng lại và tái tạo lại hệ sinh thái. Nhờ đó, vùng đầm khu vực sinh quyển đã bắt đầu hồi sinh. Nhiều động vật quay trở lại đây sinh sống.

Để phát huy các giá trị tài nguyên đa sinh học, cảnh quan tại đây, Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa đã xây dựng tổ chức các loại hình du lịch sinh thái từ du lịch biển, rừng, khám phá bí ẩn hệ sinh thái khô hạn duy nhất ở Việt Nam.

Du lịch sinh thái tạo thêm nguồn lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phòng ngừa tội phạm đa dạng sinh học. Vườn cũng chú trọng tuyên truyền về giá trị độc đáo của du lịch hệ sinh thái cho nhân viên, du khách tới tham quan, cộng đồng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững với công tác bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học của núi chúa. 

Hữu Khôi và nhóm PV, BTV