Fitch Ratings hôm 8/12 nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ BB nên BB+ với triển vọng ổn định. Đây là một tin tốt cho triển vọng kinh tế Việt Nam.

Theo Fitch Ratings, việc nâng hạng phản ánh triển vọng tăng trưởng trong trung hạn của Việt Nam thuận lợi, được củng cố bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Điều này sẽ giúp cải thiện bền vững các chỉ số cơ cấu tín dụng.

Cũng theo Fitch Ratings, dự báo tăng trưởng trung hạn tại Việt Nam đạt khoảng 7%. Và Việt Nam tiếp tục thu hút được dòng vốn FDI trong bối cảnh thế giới đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như có lợi thế về chi phí, lực lượng lao động dồi dào cùng số lượng các hiệp định tự do thương mại (FTAs) phong phú.

Việc nâng cấp quan hệ với Mỹ lên "Đối tác chiến lược toàn diện" sẽ tiếp tục thúc đẩy thu hút FDI mạnh mẽ hơn vào Việt Nam.

fitchratingsvn2023.gif
Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam.

Fitch Ratings cũng đánh giá, những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam từ khó khăn trên thị trường bất động sản, nhu cầu toàn cầu suy yếu sẽ ít tác động đến triển vọng kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Bên cạnh đó, cùng với dư địa chính sách dồi dào sẽ góp phần kiểm soát rủi ro trong ngắn hạn.

Theo kịch bản cơ sở, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến giảm xuống 4,8% vào năm 2023. Mức tăng trưởng trong năm 2024 sẽ tăng lên 6,3% và lên mức 6,5% trong năm 2025.

Cũng theo tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã dần cải thiện sau khi sụt giảm mạnh trong năm 2022. Dự trữ ngoại hối sẽ tiếp tục được cải thiện trong năm 2024 và 2025. Điều này phần nào phản ánh sự quay lại của dòng vốn cũng như thặng dư thương mại lớn hơn.

Một trong những yếu tố được Fitch Ratings đánh giá cao trong hồ sơ tín dụng của Việt Nam là nợ Chính phủ ở mức thấp hơn nhiều so với các nước có cùng xếp hạng.

Trong trung hạn, Fitch Ratings cho rằng, ngân sách Việt Nam sẽ được củng cố nhờ vào các giải pháp mở rộng cơ sở thu thuế đặt ra tại Chiến lược tài chính đến năm 2030 của Việt Nam.

Fitch Ratings cho rằng, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy, nền kinh tế sẽ lấy lại được đà tăng trưởng trong thời gian tới.

Theo đó, Fitch Ratings dự báo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2024. Cơ sở đưa ra dự báo này là thị trường bất động sản Việt Nam được dự báo có thể căng thẳng kéo dài. 

Trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cắt giảm 150 điểm cơ bản lãi suất tái cấp vốn sau khi tăng 200 điểm trong năm 2022.

Lạm phát được dự báo tiếp tục giảm trong năm 2024 và duy trì trong phạm vi mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước, sau khi giảm xuống mức trung bình 3,2% trong năm 2023.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP được dự báo ổn định ở mức 38%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của xếp hạng BB.

3 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024Theo đại diện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), tăng trưởng GDP năm 2023 ước đạt 5,19%; đồng thời, đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng năm 2024.