Giá vàng đã quay trở lại mức 1.800 USD/ounce sau khi xuống vùng 1.790 USD/ounce trong phần lớn thời gian diễn ra tuần trước, mức giá tồi tệ nhất kể từ cuối tháng 1. Như vậy, phiên cuối cùng trong tuần, vàng đã tái tạo được sức mạnh, nhưng cũng không thể lấy được động lực và kết thúc tuần thứ 3 liên tiếp giảm giá. Dự báo tuần tới, trước báo cáo việc làm tháng 6 của Mỹ được mong đợi, vàng có khả năng sẽ gặp khó khăn hơn.
Vàng, một tài sản trú ẩn an toàn đã lao dốc trong bối cảnh cả đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ suy yếu. Điều này trái ngược với dữ liệu PCE lõi, thấp hơn mong đợi, cho thấy áp lực lạm phát đã hạ nhiệt.
Thị trường tài chính toàn cầu vẫn đang thấp thỏm lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ có thể diễn ra xấu hơn mong đợi. Trong khi đó, Fed trong tình cảnh làm ngơ trước diễn biến đà tăng lạm phát kể từ năm ngoái, buộc Fed phải mạnh tay hơn nữa trong thời gian tới. Hơn nữa, thắt chặt tiền tệ đang diễn ra nhiều nước trên thế giới khiên vàng trở lên bất lợi.
Vàng được dự báo tiếp tục giao dịch ảm đạm trước ngày Quốc khánh Mỹ vào ngày thứ Hai tuần tới. Dữ liệu sản xuất PMI của ISM tại Mỹ - công bố trong thời gian tới, dự báo giảm từ 56,1 xuống còn 54,5 của tháng 6, khiến giá vàng diễn biến theo chiều đi xuống, nếu như không có bất ngờ nào mới.
Phiến giảm giá diễn ra ở tuần trước, khiến giá vàng càng lấn sâu hơn vào vùng hỗ trợ từ 1.787-1.810 USD/ounce. Nếu xuống quá mức này, vàng sẽ ghi nhận những phiên thê thảm hơn nữa.
Tuần tới, loạt số liệu sẽ công bố có thể đem đến những dự báo mới cho thị trường vàng sẽ diễn ra trong thời gian tiếp theo.
Căn cứ vào dữ liệu, chỉ số sản xuất (PMI) của Trung Quốc được công bố vào 4/7 tới, vàng có thể có thêm động lực mới. Tuy nhiên, dữ liệu này cũng được báo cáo đầu tuần trước, nhưng giá vàng cũng không tìm đến một động lực nào. Do đó, tuần tới, khó có thể tạo lên một kỳ vọng nào mới cho các nhà đầu tư.
Theo Công cụ FedWatch của CME Group, các thị trường đang định giá 66,5% xác suất Fed sẽ nâng lãi suất lên 75 điểm cơ bản vào tháng 7, thấp hơn dự báo so với tháng trước là 84%. Trong trường hợp Fed nâng lên 75 điểm cơ bản, vàng có thể sẽ đối mặt với áp lực giảm giá mạnh hơn nữa. Ngược lại, nếu đồng USD được giữ ổn định có thể mở ra cánh cửa phục hồi cho vàng.
Dữ liệu của cục Thống kê Lao động Mỹ - công bố vào phiên cuối cùng trong tuần tới về bảng lương phi nông nghiệp (NFP) cho tháng 6. Thị trường lao động dự kiến sẽ mất đà tăng trưởng nếu NFP tăng 250.000, trong khi tháng 5 tăng 390.000. Căn cứ vào đó, các nhà đầu tư cũng sẽ chú ý đến dữ liệu lạm phát tiền lương, trên cơ sở hàng năm, thu nhập trung bình hàng giờ dự kiến sẽ tăng 5,2%, giống như trong tháng 5.
Một phân tích cần lưu ý, rằng mối tương quan tỷ lệ nghịch của vàng với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ, vàng sẽ tiếp tục suy yếu trong tuần tới.
Các thị trường có thể đang đánh giá lại triển vọng lạm phát sau khi nhiều phân tích cho rằng, lạm phát đã đạt mức đỉnh. Điều này có thể khiến vàng và lợi suất của Mỹ giảm song song trong tuần này. Do đó, bất kỳ nhận xét hoặc diễn biến nào đối với thị trường vàng nhằm giảm bớt áp lực cho giá có thể gây ra phản ứng thị trường tương tự.
Ngọc Cương