- “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người hội đủ điều kiện, uy tín để đảm nhận hai nhiệm vụ quan trọng của đất nước cùng lúc”, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo TƯ Vũ Ngọc Hoàng chia sẻ.
Thứ trưởng Quốc phòng: Vấn đề cốt tử là phải làm chủ công nghệ
Bộ Chính trị trình Trung ương nhân sự Chủ tịch nước
Tổng bí thư - Chủ tịch nước: "Thời điểm đã chín muồi!"
Theo ông Vũ Ngọc Hoàng, việc Ban chấp hành TƯ Đảng giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước là phương án tốt nhất.
Ông cho rằng, việc Tổng bí thư được bầu giữ Chủ tịch nước là việc bình thường. Bởi bản chất ở đây là một người, được phân công hai nhiệm vụ vừa là đứng đầu Đảng, vừa là đứng đầu Nhà nước.
Nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo TƯ Vũ Ngọc Hoàng |
“Đó là sự phân công, trong thời điểm nào đó kể cả về phía Nhà nước, về phía Đảng, thì chúng ta thực hiện. Hiện nay, tôi nghĩ là đúng thời điểm, chín muồi rồi, do vậy, tôi rất ủng hộ chủ trương này”, ông Vũ Ngọc Hoàng nói.
Theo ông, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người hội đủ điều kiện, uy tín để đảm nhận hai nhiệm vụ quan trọng của đất nước cùng lúc.
Ông tin tưởng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ hoàn thành nhiệm vụ vì qua nửa nhiệm kỳ của Đại hội 12, Tổng bí thư để lại trong lòng dân một hình ảnh tâm huyết với đất nước, đặt lợi ích chung lên trên. Đặc biệt là vấn đề chống tham nhũng và lợi ích nhóm được cán bộ, đảng viên đồng tình ủng hộ.
Ngoài ra, Tổng bí thư là người có kinh nghiệm thực tế khi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, rồi làm Tổng bí thư.
Ông Vũ Ngọc Hoàng cũng nhận thấy việc Tổng bí thư được bầu làm Chủ tịch nước có nhiều thuận lợi như trong việc phối hợp công việc của Đảng và Nhà nước, thời gian trong việc thực hiện chủ trương từ Đảng sang Nhà nước sẽ nhanh hơn, kịp thời hơn. Bộ máy cũng được tinh gọn lại.
Phải là người trong sạch, có năng lực
Trước những băn khoăn về cơ chế kiểm soát quyền lực người giữ cương vị Tổng bí thư vừa là Chủ tịch nước, ông Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, đó cũng là vấn đề chính đáng.
“Nhưng tôi nghĩ, kiểm soát quyền lực là bàn ở thể chế, cơ chế chứ không phải bàn ở một người, hai người hay vị trí này vị trí kia”, ông Hoàng phân tích.
Ngoài việc kiểm soát quyền lực bằng thể chế, cơ chế cụ thể, ông Hoàng cho rằng, cũng có thể kiểm soát bằng tham chính của dân, của công luận. Vấn đề quan trọng nữa là thực hiện cơ chế tuyển chọn, lựa chọn cán bộ.
Ông Vũ Ngọc Hoàng cũng nêu việc cần có những tiêu chí cụ thể để một cá nhân làm cả Tổng bí thư và Chủ tịch nước bởi đây không phải làm cho một nhiệm kỳ, mà cả sau này.
Theo ông, người giữ cương vị Tổng bí thư vừa là Chủ tịch nước phải là người tâm huyết với đất nước, đặt lợi ích nhân dân lên trên hết.
Về mặt nhân cách phải là người có uy tín, trong sạch, có năng lực, kinh nghiệm đảm đương công việc, được đông đảo nhân dân, đảng viên ủng hộ và phải có mong muốn, quyết tâm đổi mới.
Trung ương giới thiệu Tổng bí thư để bầu làm Chủ tịch nước
Trung ương thống nhất giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.
Ủy viên Bộ Chính trị chủ động từ chức khi không đủ uy tín
Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên BCH TƯ chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín.
Hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong ngày họp thứ 2 hội nghị TƯ 8
Sáng nay, hội nghị Trung ương 8 khoá 12 thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
Cán bộ cấp chiến lược: Quy hoạch các chức danh từ Tổng bí thư
Sau hội nghị TƯ 7, Ban chấp hành TƯ sẽ tiến hành quy hoạch nhân sự khoá 13, trong đó có quy hoạch đối với tất cả chức danh từ Tổng bí thư.
Trưởng Ban Tổ chức TƯ: Chuẩn bị nhân sự khóa 13 tránh hình thức
Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính lưu ý, việc chuẩn bị nhân sự Đại hội 13 phải thực sự chất lượng, hiệu quả, tránh hình thức.
Hương Quỳnh