- Những giọt nước mắt người dân dành cho vị lãnh đạo đất nước khi rời xa “cõi người ta”, có thể xem là nước mắt xá lị, kết tủa sự tử tế...
Lễ Truy điệu và an táng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
Thêm một vị nguyên lãnh đạo thuộc hàng “tứ trụ” đất nước qua đời nhận được từ bạn bè, đồng chí, người dân bình thường những giọt nước mắt thương mến, cảm phục, biết ơn...
Hơn 2000 đoàn, với cả trăm ngàn người đến viếng.
Hãy nhìn dòng người từ thành phố Hồ Chí Minh, từ các tỉnh Nam bộ đến viếng... Họ đến với lòng ngưỡng mộ, biết ơn; họ gọi ông bằng cái tên thân thuộc, gần gũi của vùng đất phương Nam... |
Hãy nhìn dòng người từ thành phố Hồ Chí Minh, từ các tỉnh Nam bộ đến viếng... Họ đến với lòng ngưỡng mộ, biết ơn; họ gọi ông bằng cái tên thân thuộc, gần gũi của vùng đất phương Nam: Ông Sáu, chú Sáu, anh Sáu, bác Sáu... Trong số họ, rất nhiều người chưa từng gặp, chưa một lần tiếp xúc ông Sáu khi ông đương chức và cả khi về hưu. Hầu hết trong dòng người đó không phải bà con anh em, máu mủ ruột rà, cũng chưa từng được ông gia ân, giúp đỡ... Thế nhưng, họ xem ông như người thân yêu ruột thịt, như người mang ơn và chịu ơn ông. Từng giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt sáng, không chút bi lụy của mỗi người dân, nói lên điều đó.
Xưa nay vốn dĩ “cái quan định luận”. Không hiếm trường hợp, không cần dài lời định luận, chỉ nhìn vào nước mắt của người ở lại, không kể thân hay sơ, cũng có thể đánh giá công lao, đức độ của người vừa nằm xuống.
Trường hợp nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải- ông Sáu Khải là một ví dụ.
Báo chí những ngày qua đăng tải nhiều tin bài đánh giá, ca ngợi ông, gọi ông là vị Thủ tướng kỹ trị, nhà cải cách biết lắng nghe và biết sửa sai, “bà đỡ” mát tay cho doanh nghiệp tư nhân, người dẫn dắt nền kinh tế đất nước hội nhập, vượt qua giai đoạn khủng hoảng... Người dân không chỉ nhìn ra ở ông con người đôn hậu, gần dân, chí nghĩa chí tình, mà còn thấy ở ông, nhà lãnh đạo nói ít làm nhiều, đưa đất nước ổn định, đi lên và biết lo miếng cơm manh áo cho dân... Nhân dân bao giờ cũng công tâm. Hơn cả ngàn lời ca ngợi, đánh giá, giọt nước mắt từ người dân chính là định luận không lời công minh và đầy đủ nhất. Nước mắt người dân là màng lọc, thước đo tinh nhạy mức độ sự tử tế, chỉ dành cho những con người tử tế, một lòng vì nước vì dân.
Ở đời, nhiều thứ có thể mua được bằng tiền và bằng rất nhiều tiền. Nhưng, với nước mắt người dân, thì không thể. Thật phúc cho đất nước mình, vẫn còn có những vị lãnh đạo đất nước, khi còn sống được nhân dân tin yêu, mến phục, khi rời xa “cõi người ta”, được nhân dân dành cho những giọt nước mắt tiếc thương, cảm phục. Những giọt nước mắt người dân dành cho những người lãnh đạo đất nước khi qua đời, có thể gọi là nước mắt xá lị, kết tủa sự tử tế.
Uông Ngọc Dậu
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải qua góc nhìn của ông Nguyễn Công Khế
“Khi tôi còn làm Tổng biên tập báo Thanh niên, nhiều khi gặp, ông nói như trách: “mầy chống chính phủ vừa phải thôi nghe mậy? Làm báo mà. Không phản biện với chính phủ thì phản biện với ai”.
Đằng sau cái cả cười của ông Sáu Khải
“Đằng sau cái cười cởi mở hết mình ấy là những nỗi buồn. Là nỗi buồn lớn mang tên Phan Văn Khải đấy nhé.”
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: “Bây giờ, chỉ còn biết vái Bác Hồ thôi”
“Hôm lên chuyên cơ đi New Zealand, tôi có hỏi ông Phan Văn Khải: “Tình hình BTA thế nào hả chú?”, ông thở dài và nói: “Bây giờ, tao chỉ còn biết vái Bác Hồ thôi.”
Thủ tướng Phan Văn Khải và chuyến thăm Mỹ lịch sử
Là người kế tục xuất sắc con đường của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông là nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp đổi mới đất nước, nhưng ông luôn canh cánh trăn trở, tâm sự.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: "Người luôn nói ít, làm nhiều"
Nghe ông ra đi, chúng tôi tìm kiếm trong google chỉ thấy vài bức ảnh của ông vào ngày gõ chuông mở cửa Sở giao dịch chứng khoán tại New York.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: “Bảy Nhị giấu mà bà con khai hết rồi”
Sau Tết Nguyên đán 2002, ông về thăm An Giang, gặp dân, Thủ tướng hỏi ăn Tết ra sao, dân nói “có bắn pháo hoa vui lắm”....