Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM đề xuất Tổng Liên đoàn xem xét, nghiên cứu triển khai đẩy mạnh truyền thông về lao động và việc làm của Công đoàn Việt Nam với hệ thống dữ liệu được liên kết, cập nhật về số lượng và nhu cầu tuyển dụng ở các lĩnh vực trong nước, địa phương, xuất khẩu lao động; tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập bình quân, thông tin đào tạo nghề và các thông tin có liên quan đến thị trường lao động, an sinh xã hội.

Trước mắt, hoạt động truyền thông có thể triển khai thông qua chuyên mục, chuyên trang định kỳ của các báo, tạp chí của hệ thống Công đoàn, đặc biệt là các phương tiện xuất bản điện tử, trang thông tin điện tử của Liên đoàn các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương; tiến tới xây dựng ứng dụng nhằm hỗ trợ đoàn viên có thể truy cập theo thời gian thực về những thông tin cần thiết, đồng thời mở rộng liên kết, tương tác với cầu việc làm, đào tạo.

W-c244ng-nh226n.jpg
Ảnh minh hoạ: Nam Khánh

Bên cạnh đó, Công đoàn xây dựng cơ chế hỗ trợ đoàn viên có nhu cầu được đào tạo, chuyển đổi nghề hoặc trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

Trên thực tế Nhà nước đã có chính sách đối với đối tượng này. Tuy nhiên, đoàn viên, người lao động lại rất thiếu thông tin về các cơ sở, các chương trình đào tạo, sự hỗ trợ cần thiết để tìm kiếm việc làm mới. Nếu xây dựng được cơ chế này, Công đoàn cấp trên cơ sở, Công đoàn cơ sở có thể hỗ trợ tốt hơn cho đoàn viên, người lao động.

Ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tập trung quan tâm nắm tình hình lương, thưởng Tết dịp cuối năm, nhất là tình trạng nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội của người lao động. 

Các cấp công đoàn đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, công nhân, lao động xa quê.