Nhằm góp phần phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, giai đoạn 2015-2019, tỉnh ủy Hòa Bình đã chỉ đạo tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, tổ chức Chính trị - xã hội tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. 100% cấp ủy, chính quyền địa phương đã cùng Ngân hàng CSXH thực hiện chuyển tải kịp thời, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Nhờ sự phối hợp tốt từ chủ trương và bổ sung nguồn ngân sách nên chất lượng và mức vay được tăng lên, ý thức và tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm rõ rệt, giải quyết thêm nhiều việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình).
Gia đình bà Khá Thị Suối, dân tộc Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, Hòa Bình vay vốn chương trình hộ nghèo đầu tư nuôi bò, lợn, gia đình có việc làm và thu nhập. 
Được vay vốn ưu đãi chương trình hộ mới thoát nghèo 40 triệu đồng, gia đình bà Hà Thị Năm, dân tộc Thái ở xóm Nà Sài, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, Hòa Bình đã đầu tư nuôi bò sinh sản, cải tạo ao nuôi cá, gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững. 
Gia đình ông Trần Văn Xuyên, ở thôn Tân Phong, xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc vay vốn ưu đãi đầu tư cải tạo vườn trồng cây ăn quả, mỗi năm thu hơn 100 triệu đồng. 
Nhờ vốn vay ưu đãi 30 triệu đồng, gia đình anh Hà Văn Thạch, dân tộc Mường ở xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc, Hòa Bình có điều kiện đầu tư nuôi trâu sinh sản, gia đình có việc làm, thêm thu nhập
Gia đình chị Đồng Thị Vân, anh Đặng Văn Hà ở xóm Tân Phong, xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) vay 50 triệu chương trình cho vay giải quyết việc làm đầu tư chuyển đổi vườn trồng màu kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh, bưởi đỏ, bưởi diễn cho hiệu quả kinh tế cao. 
Gia đình chị Đồng Thị Vân, anh Đặng Văn Hà ở xóm Tân Phong, xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) vay 50 triệu chương trình cho vay giải quyết việc làm đầu tư chuyển đổi vườn trồng màu kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh, bưởi đỏ, bưởi diễn cho hiệu quả kinh tế cao. 
Gia đình bà Ngô Thị Châu ở xóm Dê, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong vay 30 triệu đồng chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đầu tư chăm sóc vườn cam, bưởi mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng. 
Nhờ vốn vay 50 triệu chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình anh Nguyễn Văn Quang, chị Nguyễn Thu Hương ở xã Bắc Phong có điều kiện chuyển đổi, chăm sóc 1ha cam các loại, mua máy làm dịch vụ xay xát cho hiệu quả kinh tế cao. 
Nhờ vốn vay 50 triệu chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình anh Nguyễn Văn Quang, chị Nguyễn Thu Hương ở xã Bắc Phong có điều kiện chuyển đổi, chăm sóc 1ha cam các loại, mua máy làm dịch vụ xay xát cho hiệu quả kinh tế cao. 
Nhờ vốn vay 50 triệu đồng chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn, gia đình anh Triệu Văn Thành, dân tộc Dao ở xã Cao Sơn có điều kiện nuôi trâu sinh sản, gia đình có việc làm và thêm thu nhập.
Gia đình anh Triệu Văn Thắng, chị Bùi Thị Xuân (giữa), dân tộc Dao ở thôn Tằm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc vay vốn ưu đãi theo Quyết định 33/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đã xây được ngôi nhà mới khang trang.
Gia đình bà Triệu Thị Quyết, dân tộc Dao vay vốn chương trình cho vay hộ cận nghèo đầu tư chăn nuôi, làm nghề thêu, dệt thổ cẩm, đời sống gia đình từng bước được cải thiện.
Nhiều hộ gia đình ở xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) vay vốn ưu đãi đầu tư chuyển đổi trồng màu năng xuất thấp sang trồng cây củ dong cho hiệu quả kinh tế cao.

Phạm Bằng, Huy Linh, Kiên Trung, Hồng Phúc, Thanh Bình, Hồng Hạnh, Kiều Oanh