- Bộ GD-ĐT đang xây dựng thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng giao quyền lựa chọn cho cơ sở theo nguyện vọng của học sinh, phụ huynh.

Để đảm bảo việc có nhiều bộ hoặc nhiều cuốn SGK được tồn tại và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK.

Các bộ sách hoặc cuốn sách được hội đồng thẩm định đánh giá là "Đạt" sẽ được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định phê duyệt, cho phép sử dụng.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, để đảm bảo mỗi cuốn sách được chọn thực sự vì người học chứ không vì sự can thiệp bởi lợi ích nhóm, Bộ GD-ĐT đang xây dựng thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng giao quyền lựa chọn cho cơ sở theo nguyện vọng của học sinh, phụ huynh.

Cùng với đó, quy định cụ thể trách nhiệm của sở, phòng GD-ĐT, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông trong việc quản lí, lựa chọn, sử dụng SGK. Ngoài ra cũng có chế tài xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền lựa chọn của học sinh, phụ huynh.

Tuy nhiên, ông Thành cũng dự báo: Lần đầu tiên đứng trước việc phải lựa chọn SGK có thể khiến phụ huynh, học sinh và người dân gặp phải bỡ ngỡ nhất định.

"Bộ sẽ tăng cường truyền thông để học sinh, phụ huynh, giáo viên và nhà trường chủ động thực hiện".

Hoạt động dạy học không quá lệ thuộc vào sách giáo khoa

Từ nhiều năm nay, Bộ đã giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. Do đó, cùng với việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực, hoạt động dạy học hiện đã không còn quá lệ thuộc vào SGK.

"Vì vậy sẽ không xảy ra tình trạng muốn "an toàn" hay làm "đẹp lòng" Bộ mà phải chọn sách do Bộ chủ trì biên soạn", ông Thành nói.

Để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa SGK do Bộ chủ trì biên soạn với các sách khác, Bộ GD-ĐT sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án cụ thể về giá SGK.

Hiện nay, dự thảo các Chương trình môn học đã được các hội đồng quốc gia thẩm định và thông qua.

Bộ GD-ĐT đang thực hiện các thủ tục theo quy định để ban hành Thông tư về Chương trình giáo dục phổ thông.

Sau đó, Bộ sẽ ban hành tài liệu hướng dẫn biên soạn SGK để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu biên soạn sách giáo khoa thực hiện việc biên soạn, đề nghị thẩm định theo quy định.

Thanh Hùng

"Viết sách giáo khoa không có lợi ích nhóm gì đâu"

"Viết sách giáo khoa không có lợi ích nhóm gì đâu"

"Tôi tin là các tác giả viết sách giáo khoa không có lợi ích nhóm gì ở đây đâu", GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới nói.

Sách giáo khoa mới: Các nhóm tác giả đang vừa viết vừa điều chỉnh

Sách giáo khoa mới: Các nhóm tác giả đang vừa viết vừa điều chỉnh

Từ ngày 19/1, khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo môn học, các nhà xuất bản đã rất nhạy bén và bắt đầu tổ chức viết sách.

Duy trì một bộ sách giáo khoa là tư duy bao cấp nặng nề

Duy trì một bộ sách giáo khoa là tư duy bao cấp nặng nề

Luật cho phép nhiều bộ SGK nhưng cách thức tổ chức trong thực tế lại chỉ có một bộ được dùng phổ biến đồng loạt. Đó là tư duy bao cấp nặng nề.

"Thẩm định sách giáo khoa, nên hỏi đối tượng sử dụng nó"

"Thẩm định sách giáo khoa, nên hỏi đối tượng sử dụng nó"

Chia sẻ về chương trình Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, TS Phạm Tất Thắng cho rằng cần đánh giá một cách khách quan và toàn diện.

Các nước Á - Âu không đâu làm sách giáo khoa như ta

Các nước Á - Âu không đâu làm sách giáo khoa như ta

Bàn về câu chuyện độc quyền SGK ở Việt Nam hiện nay, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho biết, ông từng đi các nước Á - Âu nhưng không đâu làm sách giáo khoa như ta.

Thiếu sách giáo khoa: Nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm

Thiếu sách giáo khoa: Nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm

Để xảy ra thiếu sách giáo khoa là một nghịch lý mà nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm đầu tiên, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhìn nhận.