Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đề ra mục tiêu đến năm 2020, số lượng học sinh sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp phải chiếm tỷ lệ 30%. Điều đó có nghĩa, đến năm 2020, quy mô học sinh tốt nghiệp THCS vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải đạt khoảng 320.000 -330.000 học sinh.

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Đắc Hưng, Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương, thực tế hoàn toàn ngược lại.

{keywords}

Tỷ lệ học sinh sau THCS đi học nghề phải đạt ít nhất 30% thì mới đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

“Số học sinh có nhu cầu đi học THPT để thi vào đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ cao. Trong giai đoạn 2011-2015, cả nước có khoảng 80-85% (nhiều nơi có hơn 90%) học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT. Mặc dù Bộ GD-ĐT đã có chủ trương khuyến khích học sinh vừa học chương trình bổ túc THPT kết hợp với học nghề, nhưng chỉ có khoảng 8-10% học sinh sau THCS đi học nghề”.

Ông Hưng cho rằng, thực trạng này đã khiến cơ cấu nhân lực của nước ta trở nên bất hợp lý, không đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Cũng vì có một tỷ lệ khá lớn học sinh sau THCS vào học THPT nên đa số các ngành đào tạo trong trường trung cấp đáng ra chỉ cần tuyển học sinh sau THCS để đào tạo là phù hợp, nhưng vì học sinh sau THPT đang có một số lượng khá nhiều, nên các trường trung cấp chỉ tuyển học sinh sau THPT, không tuyển học sinh sau THCS.

Như vậy, số học sinh tốt nghiệp THCS không được vào THPT chiếm khoảng 15% hàng năm sẽ không có cơ hội học tiếp các trường trung cấp. Tình trạng này càng làm trầm trọng thêm việc học sinh sau THCS không muốn đi học nghề mà tìm mọi cách để học THPT.

{keywords}

Mặc dù Bộ GD-ĐT đã có chủ trương khuyến khích học sinh vừa học chương trình bổ túc THPT kết hợp với học nghề, nhưng chỉ có khoảng 8-10% học sinh sau THCS đi học nghề

Ông Hưng cho rằng, để giải quyết được bài toán phân luồng, cần làm rõ chủ trương, đây không phải là một sự lựa chọn thiệt thòi mà là một cách lựa chọn khôn ngoan, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người trong nền kinh tế thị trường, hướng tới có việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và cũng có cơ hội thăng tiến.

Đồng thời, theo ông, xã hội cần xoá bỏ tâm lý mặc cảm hoặc kỳ thị đối với những người lựa chọn con đường đi học nghề sau khi tốt nghiệp THCS vào các trường trung cấp hoặc vừa làm vừa học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

Ngoài ra, Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau THCS; huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sau THCS.

Cơ chế chính sách khuyến khích học sinh đi học nghề cũng cần được bổ sung. Đối với những học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách và những cơ sở đào tạo học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học cũng cần được hỗ trợ.

Một điều quan trọng, theo ông Hưng, cần khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động tích cực tham gia vào giáo dục nghề nghiệp và tuyển dụng lao động tại các cơ sở đào tạo nghề.

Trường Giang

Hơn 2,3 triệu lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp

Hơn 2,3 triệu lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp

- Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, đến nay ngành nông nghiệp đã đào tạo hơn 2,3 triệu lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp.