- Lễ kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2017) và khánh thành tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành vừa được tỉnh Bình Định tổ chức tối qua.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh: “Bình Định vinh dự là một trong những địa phương của cả nước cùng với thủ đô Hà Nội, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Bình Thuận, TP. HCM là nơi gắn bó với thân thế, sự nghiệp của Bác Hồ. 

{keywords}
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước, phát biểu tại Lễ khánh thành công trình tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành. Ảnh: Văn Lưu.

Bình Định còn là nơi diễn ra cuộc chia tay lịch sử của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành và thân phụ của Người trước khi vào Nam rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.

Việc tổ chức Lễ kỷ niệm và khánh thành tượng đài là sự kiện có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, thể hiện tình cảm, lòng thành kính và biết ơn vô hạn của Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước nói chung, Đảng bộ và nhân dân Bình Định nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu cùng thân sinh của Người”.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng, khẳng định: “Tượng đài là công trình lịch sử, văn hóa có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc, thể hiện sự gắn bó hòa quyện giữa tình phụ tử và tình yêu quê hương, đất nước..."

Theo Bí thư Nguyễn Thanh Tùng, trong thời gian tới, Bình Định sẽ làm tốt việc quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị công trình trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

{keywords}
Lễ kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và khánh thành tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành được tỉnh Bình Định tổ chức tối 18/5 tại TP Quy Nhơn. Ảnh: Huyền Trang.

Tượng đài “Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành” là tác phẩm của điêu khắc gia Vũ Đại Bình (Hà Nội) cùng cộng sự, do Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóa thi công. Tượng cao 15,5m (bao gồm bệ tượng cao 4,7m), chất liệu đồng ép ngoại nhập, đặt trong không gian sân tượng đài rộng 3.125m2.

Tượng có bố cục: cụ Nguyễn Sinh Sắc đứng về phía Bắc, Nguyễn Tất Thành đứng phía Nam, cả hai cha con cùng nhìn ra hướng Biển Đông.

Phía sau tượng đài là bức phù điêu bằng đá xanh hình cánh cung dài 76m, nơi cao nhất 14,5m, miêu tả khái quát bối cảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX bị thực dân Pháp xâm lược, khắc họa hình ảnh hành trình từ nơi Bác Hồ sinh ra đến những chặng dừng chân của Người trên đường vào Nam trước khi tìm đường cứu nước.

Chuyện chưa kể về 2 hàng tre bên Lăng Bác

Chuyện chưa kể về 2 hàng tre bên Lăng Bác

Về ý tưởng trồng cây tre 2 bên Lăng Bác, ông Trường Chinh đồng ý ngay vì theo ông, cây tre tượng trưng cho dân tộc Việt Nam.

Bộ đĩa hát con gái nuôi gửi tặng Bác Hồ

Bộ đĩa hát con gái nuôi gửi tặng Bác Hồ

Nữ nhà báo Pháp Madeleine Riffaud, con nuôi của Bác, đã gửi tặng Người bộ 6 đĩa hát của nghệ sĩ nổi tiếng Maurice Chevalier.

Thăm khu di tích bí mật lưu giữ thi hài Bác Hồ

Thăm khu di tích bí mật lưu giữ thi hài Bác Hồ

Đá chông K9 là khu di tích quốc gia đặc biệt bởi đã lưu giữ những kỷ niệm về Bác cả khi Người sống cũng như khi Bác mất.

BS Mỹ ngưỡng mộ Bác Hồ, yêu VN từ thời thiếu nữ

BS Mỹ ngưỡng mộ Bác Hồ, yêu VN từ thời thiếu nữ

Khi là một “teen” nữ, Jane đã đem lòng yêu Việt Nam và phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam. Khi thành bác sĩ bà lại hết lòng vì trẻ em Việt Nam.

Thăm nơi còn lưu giữ nhiều nhất những căn lán Bác Hồ

Thăm nơi còn lưu giữ nhiều nhất những căn lán Bác Hồ

Định Hoá là trung tâm chính trị của Việt Bắc, cũng là nơi còn lưu giữ nhiều nhất những căn lán của Bác Hồ.

Cuộc gặp gỡ đặc biệt và câu nói bất hủ của Bác Hồ

Cuộc gặp gỡ đặc biệt và câu nói bất hủ của Bác Hồ

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” - Đây là câu nói bất hủ của Bác Hồ trong cuộc gặp các cán bộ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong), tại Đền Giếng.

Huyền Trang