Trên bức tường cao rộng dựng phía đầu ngôi mộ nghiêm ngắn một dòng chữ: Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!

Từ những năm đất nước còn trong vòng nô lệ, “tình hình đen tối như không có đường ra”, vị Tổng bí thư đầu tiên của Đảng, ông Trần Phú, để lại cho lớp lớp đồng chí của mình, cho hậu thế, không chỉ những người cộng sản, một câu khẩu hiệu thôi thúc, khích lệ, rất đáng để thường trực nằm lòng. 

{keywords}
Lời nhắn gửi “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” của cố Tổng bí thư Trần Phú còn giá trị mãi về sau

Câu khẩu hiệu ấy được kiểm nghiệm bằng chính tháng năm hoạt động, tranh đấu, tù đày, và bằng chính sinh mệnh của người chiến sỹ cộng sản. 

Câu khẩu hiệu ấy cũng được kiểm nghiệm bằng những dấu mốc thăng trầm trên con đường đi tới thành công của cách mạng Việt Nam, suốt gần 100 năm qua.

Trong mỗi đời người, trong những phút giây an nguy, sinh tử, ai mà không từng một lần tự nhủ lòng mình: Đừng nhụt chí, nản lòng. Hãy tự tin, can đảm. Hãy tranh đấu đến cùng…

Tranh đấu, chiến đấu, không chỉ bằng súng gươm, lửa máu. Nó cần chí khí, tinh thần, trí tuệ, đôi khi dám đánh đổi bằng sinh mệnh chính trị. Vì danh dự, lẽ công bằng, vì sự phồn vinh của đất nước, hạnh phúc của con người. 

Câu khẩu hiệu “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” đâu chỉ của một thời, đâu chỉ dành riêng cho người cộng sản.

Nhưng không phải câu khẩu hiệu nào cũng thành phổ quát và có đời sống dài lâu.

Cũng năm đó, tôi đến một xã nằm bên tả ngạn sông Lam. Xã đang háo hức phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới và đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang từ thời chiến tranh chống Mỹ. 

Rất nhiều khẩu hiệu dựng dọc bờ đê, chăng trên đường thôn ngõ xóm. Buổi chiều, đứng trên đê, một người nông dân chỉ lên ngọn đồi sau làng, phô với khách câu khẩu hiệu vắt ngang sườn đồi: Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!

Câu khẩu hiệu từ thời chiến tranh vừa được tô đậm, nổi bật với màu sơn trắng.

Một thời, suốt gần 20 năm, câu khẩu hiệu ấy thành tinh thần, ý chí, thôi thúc cả dân tộc chiến đấu và đi đến cái đích cuối cùng: Thắng giặc Mỹ.

Giờ là thời bình, mở cửa, hội nhập, thêm bạn bớt thù, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, những câu khẩu hiệu một thời máu lửa nên được lưu giữ ở không gian phù hợp: bảo tàng, nhà truyền thống, trang sử địa phương. Nơi ngọn đồi cao nên là rợp mát cây xanh. Nếu cần khẩu hiệu, là khẩu hiệu khuyến khích trồng cây để có rừng, khuyến khích nuôi thêm trâu bò, thi đua làm giàu…

Định hướng cho hành động

Trong đời sống thường ngày, không hiếm những câu khẩu hiệu khiến ta suy nghĩ.

Nhiều năm rồi, cứ dịp tết đến xuân về là đường phố, công sở lại tưng bừng câu khẩu hiệu: “Mừng Đảng, mừng Xuân”. Cũng có khi: “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước đổi mới”.

Đảng ta vốn khiêm nhường và trọng dân. Với đất nước mình, về nguyên lý, mỗi thành quả có được đều có sự lãnh đạo của Đảng. Đất nước phát triển, nhân dân hạnh phúc, ấy là thước đo năng lực Đảng. “Đón Xuân, mừng Đất nước phát triển, mừng Nhân dân hạnh phúc”, mới là câu khẩu hiệu nên có, vừa rộn ràng tính Đảng, lại hài hòa ý Đảng lòng Dân.

Suốt giai đoạn phòng chống đại dịch Covid-19, một số địa phương phát đi thông điệp - khẩu hiệu phần nhiều ngẫu hứng, thiếu căn cứ khoa học. Những là Covid - mi phải chết. Những là Mở đường Hồ Chí Minh trên không, Chia lửa với miền Nam… Gần đây, ở một địa phương lại xuất hiệu câu khẩu hiệu: Giãn cách xã hội - Kết nối yêu thương. Nghe qua có vẻ hay ho chữ nghĩa, nhưng thực ra mù mờ, tối nghĩa.

Khẩu hiệu là công cụ tuyên truyền, định hướng cho hành động. Nó là sản phẩm văn hóa, đòi hỏi trí tuệ. Những khẩu hiệu ngẫu hứng, thiếu khoa học, thực sự lợi bất cập hại, chẳng thể định hướng đúng cho hành động.

Uông Ngọc Dậu

Gọi dạ, bảo không vâng, đích thị bé hư?

Gọi dạ, bảo không vâng, đích thị bé hư?

Ngày bé, tôi thường véo von câu hát: “Có con chim vành khuyên nhỏ/Dáng trông thật ngoan ngoãn quá/Gọi dạ, bảo vâng, lễ phép ngoan nhất nhà”...